Bộ Y tế công bố kết quả nghiên cứu Molnupiravir điều trị Covid-19: Không có ca tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 5 ngày dùng thuốc Molnupiravir, có 72,1%-99,1% bệnh nhân Covid-19 cho kết quả xét nghiệm RT-PCR chuyển âm tính hoặc dương tính nhưng tải lượng virus thấp; tỉ lệ chuyển nặng rất thấp, từ 0,02%-0,06%
Ngày 6-11, Bộ Y tế thông tin về Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai. Đây là thuốc kháng virus dạng viên.
Tại Việt Nam, từ tháng 8-2021, Bộ Y tế cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP HCM. Hiện nay, 22 địa phương có dịch trong toàn quốc đã được triển khai.

Molnupiravir là thuốc kháng virus, dùng cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ
Molnupiravir là thuốc kháng virus, dùng cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ
Các kết quả báo cáo giữa kỳ của Chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị.
Cụ thể, sau 5 ngày dùng thuốc, có từ 72,1%-99,1% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR chuyển âm tính hoặc dương tính nhưng tải lượng virus thấp (CT value) từ 30 trở lên. Tương tự, sau 14 ngày, tỉ lệ này là gần 100%.
Ngoài ra, tỉ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.
Theo Bộ Y tế, các kết quả rất khả quan của Chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP HCM và các địa phương có dịch.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai Chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc song vẫn phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân tham gia Chương trình.
Bộ Y tế khẳng định việc triển khai Chương trình này từ tháng 8 căn cứ trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố trên thế giới, đặc biệt trong giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Ngoài ra, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ và vừa tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy tính an toàn và hiệu quả thuốc trong các kết quả đánh giá giữa kỳ.
Việc triển khai Chương trình tuân thủ các đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt và được theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế.
D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.