Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công bố logo Năm ASEAN 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố logo Năm ASEAN 2020. Theo đó, mẫu được chọn là của tác giả Phạm Ngọc Thương (tỉnh Long An).
 Buổi họp báo công bố Logo Năm ASEAN 2020. (Nguồn: baoquocte.vn)
Buổi họp báo công bố Logo Năm ASEAN 2020. (Nguồn: baoquocte.vn)
Ngày 3/1 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố logo Năm ASEAN 2020. Theo đó, mẫu được chọn là của tác giả Phạm Ngọc Thương (tỉnh Long An).
Về tổng thể, logo mang hình hoa sen - loài hoa đã được nhân dân Việt Nam suy tôn là quốc hoa. Hoa sen trên logo ASEAN 2020 với 3 cánh đa sắc tượng trưng cho 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN được sắp xếp theo một hướng, tượng trưng cho sự gắn kết ASEAN trong tranh thủ vận hội, thích ứng thách thức.
Chính giữa logo là biểu tượng ASEAN, hình tượng chim lạc đang vươn cao bao quanh biểu tượng này như con thuyền tiến về phía trước, đưa Cộng đồng ASEAN tới sự tăng trưởng bền vững, kết nối, hội nhập vì thịnh vượng chung.
Màu sắc của logo Năm ASEAN 2020 rất hài hòa. Trong đó, màu vàng, biểu hiện cho sự thịnh vượng, lạc quan và niềm vui; đỏ thể hiện sự năng động, năng lượng và quyết tâm; xanh là hoà bình, trí tuệ và niềm tin.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho biết: Trên cơ sở logo đã được công bố, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 chỉ đạo tiếp tục thực hiện các bộ nhận diện, chính thức khởi động các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Năm ASEAN 2020. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí tích cực tuyên truyền để hình ảnh logo được đông đảo công chúng biết đến.
Theo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, cuộc thi thiết kế logo năm ASEAN 2020 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động từ tháng 4/2019. Đến ngày 11/5/2019, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 167 mẫu thiết kế của 61 tác giả từ 13 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi đến tham dự.
Ngay sau đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã tổ chức Hội đồng chấm, chọn ra mẫu thiết kế đáp ứng yêu cầu, nội dung chủ đề Năm ASEAN 2020, trình Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 xem xét.
 
Vào tháng 7/2019, tại cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, đã kết luận duyệt logo sử dụng chính thức của Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tác giả của logo được chọn đã hoàn chỉnh thêm mẫu logo trên cơ sở góp ý của lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 để đáp ứng yêu cầu, mục đích sử dụng.
Logo ASEAN 2020 thể hiện hai nội dung: “Gắn kết và Chủ động thích ứng” (tiếng Anh: Cohesive and Responsive). Định hướng ưu tiên Năm ASEAN 2020 của Việt Nam là tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN, duy trì môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực; thúc đẩy liên kết khu vực và kết nối, hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm. Năm ASEAN 2020 cũng đề cao bản sắc ASEAN; thích ứng hiệu quả, tận dụng thành quả của công nghiệp 4.0; đối tác vì hoà bình, phát triển bền vững, tăng cường năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Theo Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".