Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin phương án sáp nhập các đơn vị của Bộ LĐ-TBXH

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định tất cả công việc của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục được triển khai, không bị gián đoạn bởi việc hợp nhất.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ đã chuẩn bị hợp nhất một cách chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả và nghiêm túc không để gián đoạn việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.

bo-truong-dao-ngoc-dung-thong-tin-phuong-an-sap-nhap-cac-don-vi-cua-bo-ld-tbxh.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội diễn ra ngày 27/12.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trên tinh thần của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ đã tổ chức việc hợp nhất một cách chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả và nghiêm túc. Tất cả đề án và những nội dung liên quan hợp nhất đã được đảm bảo.

Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 13 trường cao đẳng và 3 trường đại học sư phạm trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ chuyển sang quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về lĩnh vực giảm nghèo và bảo trợ xã hội: Chức năng giảm nghèo bền vững và Văn phòng Giảm nghèo quốc gia sẽ chuyển sang Ủy ban Dân tộc; 3 Cục: Bảo trợ xã hội, Trẻ em, Phòng chống tệ nạn xã hội và 7 đơn vị sự nghiệp khối ngành y gồm 4 bệnh viện và các cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật sẽ chuyển về Bộ Y tế quản lý.

Lĩnh vực lao động, việc làm và người có công với 35 đầu mối, bao gồm 17 cơ quan quản lý nhà nước giúp việc cho Bộ trưởng sẽ hợp nhất với Bộ Nội vụ.

Mục đích của việc chuyển giao này là để tăng hiệu quả quản lý, phát huy các chức năng và nhiệm vụ của từng Bộ, ngành. Tuy nhiên, các hoạt động và dịch vụ hiện có của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ vẫn được tiếp tục triển khai, không bị gián đoạn.

Về tinh thần thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao, đảm bảo quyền lợi của người lao động và các đối tượng chính sách xã hội đồng thờ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.

Người đứng đầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định, tinh thần là các công việc của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai, không mất đi mà chỉ có thể tăng lên, dù mô hình tổ chức có thể khác một chút.

Theo Hồng Kiều (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Trung đoàn 38 (Sư đoàn Bộ binh 2, Quân khu 5) được tư vấn hướng nghiệp trước khi xuất ngũ. Ảnh: M.N

Quan tâm tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ

(GLO)- Hàng năm, Gia Lai có hàng ngàn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an nhân dân trở về địa phương. Các tổ chức Đoàn-Hội trong tỉnh đã triển khai các chương trình tư vấn giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, giúp họ có công việc và thu nhập ổn định.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.