Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành vào năm 2026

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với việc đề xuất xây dựng thêm một đường cất hạ cánh, Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành sẽ phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và lùi thời gian hoàn thành.

Nhà ga hành khách Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đang dần lộ diện. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)
Nhà ga hành khách Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đang dần lộ diện. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành vừa được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ đề xuất lùi thời gian hoàn thành vào năm 2026, thay vì vào năm 2025.

Đề xuất xây thêm đường băng

Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành hoàn thiện được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, giai đoạn 1 của dự án chỉ đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh ở khu vực phía Bắc của cảng đường cất hạ cánh số 1). Trường hợp Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành phải tạm dừng khai thác do xảy ra sự cố trên đường cất hạ cánh, Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

Giai đoạn 2 sẽ đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở ở phía Nam của cảng (đường cất hạ cánh số 2) để đáp ứng khai thác với công suất khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Giai đoạn 3 sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 đường cất hạ cánh (đường cất hạ cánh số 3 ở phía Bắc và số 4 ở phía Nam) để đáp ứng khai thác với công suất khoảng 100 triệu hành khách/năm.

Quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV-nhà khai thác cảng sau này) nhận thấy việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 bên cạnh và cách đường cất hạ cánh số 1 đang đầu tư 400m để đưa vào khai thác đồng bộ cùng giai đoạn 1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý, khai thác và bảo đảm hiệu quả đầu tư.

“Việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 sẽ đáp ứng tốt nhu cầu khai thác giai đoạn 1 của sân bay Long Thành khi 1 đường cất hạ cánh xảy ra sự cố, không phải chuyển sang sân bay Tân Sơn Nhất. Việc bổ sung thêm đường cất hạ cánh còn đảm bảo sự khai thác liên tục của cảng. Nếu sau khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 mới xây dựng đường cất hạ cánh số 3, sẽ làm gián đoạn khai thác của cảng tại một số thời điểm. Cùng đó, việc khai thác cảng còn bị ảnh hưởng của bụi trong quá trình thi công xây dựng,” Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết.

Nhà thầu thi công tại Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhà thầu thi công tại Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cũng tại giai đoạn 2, trường hợp 1 trong 3 đường cất hạ cánh gặp sự cố thì với 2 đường cất hạ cánh còn lại, sân bay Long Thành vẫn có thể phục vụ được 50 triệu hành khách/năm.

Để đảm bảo tĩnh không khai thác cho đường cất hạ cánh số 1, phần nền của đường cất hạ cánh số 3 đã được san nền đến cao độ thiết kế, nên chỉ cần bổ sung thêm một số chi phí (như chi phí xây dựng kết cấu mặt đường, lắp đặt trang thiết bị...)

Sơ bộ tổng mức đầu tư đường cất hạ cánh số 3 khoảng 3.455 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ và vẫn nằm trong tổng mức đầu tư Dự án thành phần 3 do ACV thực hiện là 99.019 tỷ đồng (do sử dụng dự phòng và tiết kiệm sau đấu thầu).

Phía Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá việc đầu tư ngay đường cất hạ cánh số 3 có chi phí không lớn, vẫn nằm trong tổng mức đầu tư và đem lại lợi ích cho việc quản lý, khai thác sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án.

Lùi thời gian hoàn thành vào năm 2026

Lý giải về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án đến năm 2026 mà không phải vào năm 2025 theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, việc điều chỉnh phân kỳ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 từ giai đoạn 3 của dự án sang giai đoạn 1 là nội dung thay đổi so với Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội và là nội dung thay đổi về quy mô của giai đoạn 1. Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, việc này thuộc trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Do tiến độ thực hiện đầu tư đường cất hạ cánh số 3 khoảng 24 tháng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó thời gian chuẩn bị khoảng 12 tháng và thời gian thi công khoảng 12 tháng.

Như vậy, trường hợp được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm 2024, dự án sẽ hoàn thành đường cất hạ cánh số 3 vào cuối năm 2026.

Nhìn nhận quá trình thực hiện giai đoạn 1 cũng có những khó khăn như thời gian chuẩn bị đầu tư dự án khoảng 5 năm do thực hiện các thủ tục theo quy định mất nhiều thời gian; thời gian thực hiện dự án cũng gặp một số khó khăn, dẫn tới chưa đáp ứng tiến độ, do vậy Bộ Giao thông Vận tải đánh giá đến năm 2026, các dự án thành phần mới có thể hoàn thành.

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của Dự án Sân bay Long Thành đến năm 2026. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của Dự án Sân bay Long Thành đến năm 2026. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Từ đây, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu việc tổ chức thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Cụ thể, giai đoạn 1, đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác.

Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư đối với từng giai đoạn của dự án theo quy định của pháp luật đồng thời đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất