Bình Định quyết liệt giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Là 1 trong những địa phương thuộc vùng ảnh hưởng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, tỉnh Bình Định đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các mốc thời gian theo yêu cầu của Chính phủ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB).
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qu tỉnh Bình Định có chiều dài 118,8km, đi qua 8 huyện, thị xã, thành phố.

 UBND huyện Tây Sơn chi trả bồi thường cho người dân xã Bình Thuận. Ảnh: Hoài Luân
UBND huyện Tây Sơn chi trả bồi thường cho người dân xã Bình Thuận. Ảnh: Hoài Luân
Tính đến nay, 8/8 địa phương thuộc vùng ảnh hưởng của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Bình Định đã kiểm đếm, xác định có 10.800 hộ bị ảnh hưởng và 2 điểm di tích lịch sử cấp quốc gia, với 16.274 thửa đất/khoảng 925,5ha bị ảnh hưởng; 1.076 ngôi nhà phải giải tỏa trắng; 6.313 ngôi mộ bị ảnh hưởng phải di dời.
Theo yêu cầu của UBND tỉnh Bình Định, tất cả địa phương có đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua đều phải đảm bảo tiến độ GPMB; tiếp tục công khai, minh bạch, giải thích đầy đủ chính sách bồi thường để nhân dân nắm bắt, đồng thuận; phải cập nhật báo cáo tiến độ GPMB liên tục cho UBND tỉnh biết.

Lãnh đạo Ban Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TX Hoài Nhơn và lãnh đạo UBND xã Hoài Phú đến nhà người dân để giải thích chính sách của nhà nước về GPMB. Ảnh: Hoài Luân
Lãnh đạo Ban Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TX Hoài Nhơn và lãnh đạo UBND xã Hoài Phú đến nhà người dân để giải thích chính sách của nhà nước về GPMB. Ảnh: Hoài Luân
Tính đến ngày 2.12, toàn bộ 8 địa phương đã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch 43 khu tái định cư/93,1ha. Trong đó, thị xã An Nhơn đang triển khai đầu tư xây dựng 2 khu tái định cư ở xã Nhơn Lộc với tổng diện tích 10,16ha. 4 địa phương khác đã phê duyệt quy hoạch 10 khu cải táng với diện tích khoảng 4,5ha.
Riêng công tác lập, phê duyệt phương án bồi thường GPMB, 8 địa phương đã thực hiện đúng tiến độ như UBND tỉnh chỉ đạo: 100% sẽ hoàn thành trong năm 2022.
Hiện nay, các địa phương phê duyệt được 171 đợt chi trả bồi thường cho 6.763 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng với số tiền 1.322,91 tỉ đồng, với tổng diện tích bị ảnh hưởng là 686,54/925,5ha tuyến chính (đạt 74,2%).
Một số địa phương đã thực hiện công tác phê duyệt có giá trị cao như: Thị xã Hoài Nhơn 504,96 tỉ đồng, thị xã An Nhơn 245,1 tỉ đồng, huyện Phù Mỹ 158,626 tỉ đồng, huyện Tây Sơn 131,4 tỉ đồng, huyện Hoài Ân 109,7 tỉ đồng.
Ông Đỗ Thành Long - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn - cho biết: Ban Quản lý dự án 85, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa cấp thêm 25 tỉ đồng để chi trả bồi thường, hỗ trợ GPMB cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án.
"Đến nay, chúng tôi đã chi trả tại xã Bình Thuận, nâng tổng số tiền đã chi trả cho dân là 59 tỉ đồng, đạt 93%. Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư tiếp tục cấp phần kinh phí còn lại để chi trả đủ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống trước Tết Quý Mão 2023" - ông Long cho biết thêm.
Ông Đỗ Quang Minh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 85 - nhận trách nhiệm về việc để chậm trễ tiến độ chi trả bồi thường GPMB ở tỉnh Bình Định do chậm giải ngân kinh phí.
"Vừa qua, Bộ GTVT đã cấp bổ sung 1.300 tỉ đồng, chúng tôi sẽ cố gắng cấp cho các địa phương theo đúng tiến độ phê duyệt phương án bồi thường" - ông Minh khẳng định.
Đến thời điểm này, về cơ bản, tỉnh Bình Định đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các mốc thời gian theo yêu cầu của Chính phủ và cơ bản bàn giao tốt mặt bằng để các chủ đầu tư có thể tổ chức triển khai thi công.
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cho hay: Lãnh đạo các địa phương có dự án đi qua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đặc biệt là xác nhận nguồn gốc đất và các nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp xã, cấp huyện.
Theo ông Hoàng, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các địa phương quản lý mặt bằng nguyên trạng mà địa phương đã bàn giao, không cho người dân xây dựng lấn chiếm hoặc canh tác nông nghiệp. Các địa phương trong vùng dự án tiếp tục chỉ đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vận động tuyên truyền để nhân dân ủng hộ, nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai công tác bồi thường, GPMB.
"Kết quả thực hiện đến thời điểm này là khá tốt. Tuy nhiên, khối lượng công việc GPMB còn lại không phải là ít, vì vậy các địa phương và các sở, ngành có liên quan cần phối hợp đồng bộ để tổ chức thực hiện các công việc còn lại hoàn thành, đến ngày 30.6.2023 chúng ta bàn giao 100% mặt bằng cho Bộ GTVT để giao cho đơn vị thi công" - ông Hoàng thông tin thêm.
Theo Hoài Luân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.