Bình Định: Làm rõ nguyên nhân san hô tại Hòn Sẹo chết hàng loạt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành chức năng khảo sát, đánh giá, làm rõ nguyên nhân san hô tại khu vực Hòn Sẹo (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn) chết hàng loạt.
 

Hình ảnh san hô được cho là tại khu vực Hòn Sẹo chết hàng loạt lan truyền trên mạng xã hội và các trang báo trong thời gian qua. (Ảnh: TTXVN phát)
Hình ảnh san hô được cho là tại khu vực Hòn Sẹo chết hàng loạt lan truyền trên mạng xã hội và các trang báo trong thời gian qua. (Ảnh: TTXVN phát)



Liên quan đến thông tin san hô tại khu vực Hòn Sẹo (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bị chết hàng loạt trong thời gian qua, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Quy Nhơn và Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý phối hợp khảo sát, đánh giá, làm rõ nguyên nhân.

“Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung, thành phố Quy Nhơn nói riêng bị hạn chế. Việc tắm biển hay lặn ngắm san hô hầu như không có. Do vậy, chúng ta phải đánh giá lại nguyên nhân san hô chết là do thủy triều, do biến đổi khí hậu hay còn nguyên nhân nào khác,” ông Nguyễn Phi Long nói.

Từ năm 2020, Ủy ban Nhân dân thành phố Quy Nhơn đã công nhận và giao cho 4 tổ cộng đồng tại các địa phương với 220 thành viên quyền đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên tổng diện tích 46ha mặt nước có rạn san hô.

Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý quản lý khu vực biển Bãi Dứa với diện tích 8ha; tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải quản lý khu vực biển phía Tây của đảo Hòn Khô Nhỏ với diện tích trên 12ha; tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Châu quản lý khu vực biển Bãi Trước với diện tích trên 20ha; tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản phường Ghềnh Ráng quản lý khu vực biển Hòn Nhàn với diện tích gần 6ha.

Sau một thời gian khoanh vùng bảo vệ diện tích mặt nước được giao này, hệ sinh thái rạn san hô bước đầu được phục hồi. Cụ thể, tại Bãi Dứa có độ phủ san hô đạt 75,6%, tại Hòn Khô Nhỏ đạt 44,3%, tại Hòn Nhàn đạt 31,8% và tại khu vực biển Bãi Trước là 23,1%.

Thời gian qua, Chi cục Thủy sản Bình Định cũng đã thường xuyên phối hợp với Hiệp hội Thủy sản Bình Định cùng Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức hoạt động quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản tại những khu vực biển đã thả đặt phao tiêu, cắm biển báo khoanh vùng, giao cho các tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương quản lý.

Hoạt động này nhằm bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, tạo nơi trú ẩn cho các loài thủy sản đồng thời phát triển kinh tế thủy sản và dịch vụ du lịch biển đảo.

Cùng với việc quan trắc đánh giá, các chuyên gia còn hướng dẫn kỹ thuật quan trắc thực tế cho các quan trắc viên của tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tổ chức thảo luận đánh giá kết quả để có thể tự thực hiện công tác quản lý.

Theo Tường Quân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.