Bình Định chi hơn 80 tỉ làm bức phù điêu "độc nhất vô nhị"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bức phù điêu “độc nhất vô nhị” ở Bình Định sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2020-2022.
Ngày 13.9, UBND tỉnh Bình Định cho biết, dự kiến tổng mức đầu tư công trình phù điêu tạc vào vách núi chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ” tại đường Võ Nguyên Giáp (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) sẽ hơn 86 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2020-2022.
Phối cảnh “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”. Ảnh: Sở VH-TT Bình Định
Phối cảnh “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”. Ảnh: Sở VH-TT Bình Định
Trong đó, nguồn ngân sách do tỉnh quản lý để triển khai phần hạ tầng cắt bạt núi, di dời và hạ ngầm đường điện… sẽ hơn 34 tỉ. Kêu gọi tài trợ xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai phần mỹ thuật phù điêu tạc vào vách núi là hơn 51 tỉ.
Bức phù điêu được khắc họa 3 lớp nhân vật. Lớp thứ nhất nằm chính giữa, chiếm 1/2 chiều cao của bức phù điêu là hình tượng cha Rồng - mẹ Tiên, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim.
Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi Rồng Tiên của cư dân Lạc Việt.
Công trình sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng.
Công trình sẽ có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng.
  
Lớp thứ 2, hai bên cha Rồng, mẹ Tiên thể hiện 18 nhân vật nam, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương. Các vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.
Lớp thứ 3, thể hiện các nhân vật, đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa 1 người nam, một người nữ cùng với trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đơn vị tư vấn sẽ thiết kế công trình phù điêu cách ranh giới quy hoạch nút giao thông ngã 5 Đống Đa là 6m. Từ ranh giới chân núi cắt bạt theo hình cánh cung, vị trí sâu nhất là 25m, vị trí gần nhất là 10-20m.
Phía trên đỉnh, dọc theo mô hình phù điêu và đồi núi, xây dựng mương thu nước không cho nước chảy về phía mặt phù điêu. Tổng chiều dài hình cong phù điêu 80m, vị trí cao nhất của phù điêu là 36m.
Ông Nguyễn Quang Trung - Chánh Văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, cho biết, đây sẽ là bức phù điêu độc đáo của Việt Nam. Độc đáo về vị trí, chất liệu, cách thể hiện tác phẩm. Bức phù điêu được thể hiện bằng chất liệu đá tự nhiên, quy mô lẫn hình thức hoành tráng, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.
Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.