Bình Định chi hàng trăm tỉ đồng để quy hoạch cao nguyên La Vuông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 700 tỉ đồng để quy hoạch cao nguyên La Vuông thành điểm du lịch hấp dẫn.

Nằm ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, cao nguyên La Vuông (xã Hoài Sơn, TX.Hoài Nhơn, Bình Định) được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi khí hậu mát mẻ.

Cao nguyên La Vuông hứa hẹn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

Cao nguyên La Vuông hứa hẹn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

Với cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng xen lẫn đồng cỏ xanh bát ngát, đặc biệt khí hậu mát mẻ, cao nguyên La Vuông thực sự là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích trải nghiệm thiên nhiên.

Từ những lý do đó, tỉnh Bình Định định hướng đây sẽ là điểm du lịch lớn của tỉnh trong tương lai gần. Để thực hiện hóa mục tiêu, ngày 31.8, tại cao nguyên La Vuông, tỉnh Bình Định đã tổ chức ngày hội du lịch TX.Hoài Nhơn "La Vuông - Cao nguyên xanh vẫy gọi".

Đây là dịp để TX.Hoài Nhơn tăng cường quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp tự nhiên nổi bật của cao nguyên La Vuông.

Ông Lê Đăng Tuấn, Chủ tịch UBND TX.Hoài Nhơn, cho biết: "Cao nguyên La Vuông có tên gọi theo tiếng Pháp "La Voul" nghĩa là "điều ước", có từ những năm đầu thế kỷ 20 khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này. Cao nguyên có thảm thực vật và hệ sinh thái rừng đa dạng. Nét độc đáo ở La Vuông là du khách có thể trải nghiệm xuân - hạ - thu - đông trong một ngày".

Theo UBND tỉnh Bình Định, để phát triển La Vuông, mới đây UBND tỉnh đã phát động phong trào cuộc thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch khu vực phát triển du lịch sinh thái La Vuông.

Quy mô thiết kế La Vuông khoảng 500 ha, với loại hình du lịch được triển khai gồm: du lịch nghỉ dưỡng sinh thái (tổ chức theo mô hình các khu nghỉ dưỡng dựa vào thiên nhiên Glamping với 300-350 Glamping); các hoạt động thể thao, giải trí xanh (tập cưỡi ngựa, trải nghiệm tại nông trại, du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên rừng núi Chúa…); các hoạt động du lịch theo phong cách sống xanh (các giải chạy địa hình marathon, xe đạp địa hình, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hình thức thiền, yoga...).

Tổng mức đầu tư theo quy hoạch khoảng 700 tỉ đồng, trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm đất 136,2 ha rừng trồng sản xuất, cây cối, vật kiến trúc) khoảng 80 tỉ đồng.

Theo THANH QUÂN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.