Bị bệnh nan y, nghiên cứu sinh ngưng điều trị và hiến xác cho y học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cô Lục Đào, 28 tuổi, có tương lai đầy hứa hẹn khi đang học tiến sĩ. Thế nhưng, mọi thứ sụp đổ khi cô biết mình mắc bệnh nan y. Cô quyết định hiến xác mình cho y học và những người cần ghép tạng.

Từ năm 2015, cô Lục Đào bắt đầu học nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh. Đây là một trong những đại học danh giá nhất Trung Quốc. Việc học tiến sĩ tại một ngôi trường danh tiếng mang đến cho cô một tương lai đầy hứa hẹn, theo Shanghaiist.

 

Cô Lục Đào, nghiên cứu sinh tiến sĩ 28 tuổi, chấp nhận ngừng trị bệnh và hiến xác, hiến tạng cho y học.
Cô Lục Đào, nghiên cứu sinh tiến sĩ 28 tuổi, chấp nhận ngừng trị bệnh và hiến xác, hiến tạng cho y học.

Tuy nhiên, không lâu sau khi bắt đầu khóa học, cô bị ALS, một căn bệnh thần kinh hiếm gặp gây thoái hóa các tế bào thần kinh ở não, tủy sống và làm teo cơ.

Cô nhanh chóng bị mất khả năng vận động chân trái và bệnh tình ngày càng nặng. Từ tháng 1.2017, cô bắt đầu được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Vào ngày 7-10, cô nói với cha là muốn ngừng điều trị và hiến tạng. Thậm chí, cô đã tuyệt thực để thuyết phục cha đồng ý. Lục Đào quyết định hiến đầu mình cho nghiên cứu y học và hiến nội tạng để cứu người.

Sau khi thuyết phục cha, cô đã yêu cầu y tá viết lại lời mình. “Tôi hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm được cách chữa trị bệnh ALS để nhân loại không còn chứng kiến nó nữa”, cô Lục Đào nói.

Bạn bè và bạn học đã gây quỹ được 1 triệu nhân dân tệ để giúp cô điều trị. Tuy nhiên, cô không muốn nhận tiền từ người khác.

“Tôi muốn những phần còn lại của thân thể mình được hỏa táng và rải tro cốt xuống sông Dương Tử. Sẽ không có đám tang hay bia mộ tưởng niệm. Hãy để tôi yên nghĩ, không để lại bất kỳ lưu dấu nào trên cõi đời, như thể tôi chưa từng tồn tại”, cô Lục Đào nói với y tá.

Trong những lời cuối cùng, cô nói “ý nghĩa cuộc sống không phải là người đó sống bao lâu mà là người đó sống tốt như thế nào”, theo Shanghaiist.

Ngọc Quý/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).