Bệnh viện Pháp - Việt được tập đoàn Singapore mua lại với giá 9.000 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với việc Tập đoàn Thomson mua lại Bệnh viện Pháp - Việt với giá 9.000 tỉ đồng, đây được xem là thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2020 đến nay.

Lễ công bố Bệnh viện Pháp - Việt (FV) trở thành thành viên chính thức của Tập đoàn Thomson đã diễn ra ngày 17-1, tại TP HCM.

Bệnh viện FV được Tập đoàn Thomson - là tập đoàn y tế lớn của Singapore mua với giá 381,4 triệu USD, tương đương 9.000 tỉ đồng. Đây được xem là thương vụ mua lại lớn nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và ở khu vực Đông Nam Á, kể từ năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại buổi lễ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại buổi lễ

Ông Kiat Lim, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Thomson, cho biết việc mua lại Bệnh viện FV giúp mở rộng sự hiện diện của y tế Singapore để bao phủ ba khu vực địa lý quan trọng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. "Bên cạnh đó, giúp chúng tôi tiếp cận một thị trường đang phát triển và nguồn nhân tài dồi dào, đồng thời tạo ra những bước tiến quan trọng vào các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar" - ông Kiat Lim chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết từ năm 2011 cả nước chỉ có 900 cơ sở y tế. Tuy nhiên, đến năm 2023, cả nước đã có hơn 1.500 cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, có nhiều thành tựu công nghệ cao được áp dụng vào khám chữa bệnh như IVF, ghép tạng, nội soi robot... Đặc biệt, số người Việt Nam ra nước ngoài điều trị giảm, và ngược lại đã có nhiều người ở nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Với thương vụ mua lại Bệnh viện PV, ông Thuấn nói: "Chúng ta không phân biệt hệ thống y tế công tư, còn rất khuyến khích hệ thống y tế tư nhân phát triển và có sự hợp tác với các tập đoàn quốc tế".

Ông Thuấn thông tin thêm mạng lưới khám chữa bệnh trong nước vẫn đang chủ yếu dựa vào hệ thống y tế công lập do Chính phủ đầu tư cụ thể như mới đây, tại TP HCM có thêm nhiều bệnh viện mới như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.... Trong khi đó, hệ thống y tế tư nhân mới chiếm khoảng 7% trong hệ thống chữa bệnh tại Việt Nam.

Trong năm 2023, ngành Y tế đạt và vượt được các chỉ tiêu do Chính phủ giao. Cụ thể, đạt 12,5 bác sĩ/vạn dân, chỉ số giường bệnh đạt 32,5 giường/vạn dân, tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 93,2%.

"Để đạt được điều này, không thể thiếu sự đóng góp của hệ thống y tế tư nhân. Hệ thống y tế tư nhân phát triển góp phần cùng hệ thống y tế công lập đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, giúp ngành y tế ngày càng phát triển, giúp chia sẻ với hệ thống y tế công mà quan trọng là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân" - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.