Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật mới vào điều trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị", nhiều kỹ thuật lĩnh vực cận lâm sàng như sinh hóa, huyết học, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, siêu âm, y học hạt nhân, truyền máu… được "trình làng".
Những kỹ thuật cao khoa vừa ứng dụng này được công bố tại hội nghị Cận lâm sàng lần thứ 1 do Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tổ chức.
Với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị" cùng 40 đề tài nhiều lĩnh vực cận lâm sàng như sinh hóa, huyết học, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, siêu âm, y học hạt nhân, truyền máu…, các chuyên gia đã đem đến góc nhìn tổng quan về việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong cận lâm sàng, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện chất lượng và điều trị của ngành y tế Việt Nam.
 
Đông đảo y-bác sĩ quan tâm đến dự hội nghị khoa học
Đông đảo y-bác sĩ quan tâm đến dự hội nghị khoa học.
PGS-TS-Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết các kỹ thuật cận lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng, trong công tác điều trị bệnh. Trong bối cảnh y học thế giới có sự phát triển vượt bậc về trí tuệ nhân tạo và các kỹ thuật mới thì Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận và chuyển giao được một số kỹ thuật này, đặc biệt là các ứng dụng cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, huyết học, vi sinh, sinh học phân tử… đã đưa ra kết quả chính xác, nhanh, hiệu quả giúp khối lâm sàng điều trị và an toàn nhất cho người bệnh.
Riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, rất nhiều kỹ thuật mới đã được triển khai như: Giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) giúp chẩn đoán đa gen, rút ngắn thời gian chẩn đoán và tiết kiệm chi phí; kỹ thuật ghép tế bào gốc trung mô ứng dụng trong rất nhiều chuyên khoa: chỉnh hình, cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh, thẩm mỹ… ; chẩn đoán nhanh các tác nhân gây bệnh bằng xét nghiệm hội chứng, các giải pháp toàn diện trong nuôi cấy định danh tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại giúp chẩn đoán nhanh trong 30 phút và có thể định được nhiều tác nhân khác nhau (trước kia cần 3-5 ngày).
Ngoài ra, còn có những kỹ thuật tiên tiến trong can thiệp mạch trong điều trị phình động mạch não, điều trị ho máu, điều trị ung thư gan, nội soi siêu âm, cắt polyp đại tràng dưới nước… mang hiệu quả cao và an toàn; ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong phân tích hình ảnh tế bào máu, biện giải kết quả giải phẫu bệnh tự động bằng sử dụng thuật toán, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong vận hành và quản lý phòng xét nghiệm…
Đặc biệt, tại đây còn giới thiệu những kỹ thuật mới tiên tiến nhất, ứng dụng trong chẩn đoán là điều trị bệnh mới trên thế giới và chưa có tại Việt Nam như: Liệu pháp miễn dịch tế bào CAR-T, phân tích kết quả giải phẫu bệnh dựa trên thuật toán.
Theo NGUYỄN THẠNH (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

(GLO)- Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

null