Bầu trời đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đêm ấy, khu phố tôi bị mất điện. Không gian tĩnh lặng, bầu trời trong hơn nên những ngôi sao cũng sáng hơn. Cả nhà tôi cùng ngồi ngoài sân ngắm sao trời.
Có lẽ, tôi phải cảm ơn cuộc mất điện đột ngột khi cả nhà đang quây quần bên nhau coi ti vi. Điện chợt tắt, hai đứa con tôi ôm chặt lấy mẹ vì sợ bóng tối. Chợt thấy bên ngoài cửa sổ đầy sao, tôi dắt chúng ra ngoài hiên nhà rồi chỉ lên bầu trời đêm, nơi có những ngôi sao lấp lánh chi chít. Từ chỗ sợ bóng tối, các con bắt đầu buông tôi ra và ngồi nhìn say sưa lên màn trời đêm, lâu lâu lại reo lên thích thú với những tưởng tượng của tuổi thơ.
Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp ngồi ngắm sao. Những ngôi sao bao lâu nay vẫn cứ lấp lánh, rực rỡ trong khoảng đen vô tận. Nhưng cuộc sống phát triển, phố nối phố, nhà nối nhà mọc lên san sát, ánh điện đường, ánh đèn neon lấp lánh đủ màu sắc phủ khắp các con đường của phố dần thay thế ánh sáng của chúng. Nếu có ngước lên bầu trời chỉ thấy những khoảng tăm tối và một vài ngôi sao nhạt nhòa. Giờ đây, ngồi ngắm sao, tôi nhìn thấy sự tất bật hàng ngày của mình khiến cho bản thân hầu như chẳng có lúc nào được nghỉ ngơi. Đến mức, chuyện dành thời gian ngắm sao trời đôi lúc trở nên phù phiếm và thừa thãi trong cuộc sống quá bận rộn.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Nhớ lúc còn nhỏ, tôi cùng đám bạn trong xóm hay nằm lăn lê ngoài sân nhà để đếm sao, đếm tới 100 rồi 200, thỉnh thoảng giành những ngôi sao lớn nhất là của mình và cãi nhau chí chóe. Hồi ấy, khu phố nhà tôi nhỏ, đèn đường chưa có, điện thắp sáng cũng mới lác đác vài nhà nên tất cả các ngôi sao đều tỏa sáng theo cách riêng của mình mà không sợ bị ánh đèn điện làm lu mờ. Lũ nhỏ chúng tôi cũng rất thích những đêm trăng sáng, được nô đùa thỏa thích, chơi những trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây, đánh nẻ, trồng nụ trồng hoa, cướp cờ, đánh lon, đánh khăng. Mỗi lần về quê, đêm xuống, tôi với bà ngoại hay ngồi chơi trên cái chõng tre trước hiên nhà. Những lúc ấy, ngoại thường kể cho tôi nghe sự tích những vì sao. Gió mát hiu hiu cùng giọng kể dịu dàng của ngoại đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đôi lúc quên đi những điều giản dị, gần gũi. Tôi đi làm cả ngày, con thì đi học, tối về thay vì quây quần bên nhau thì con lại ngồi bên ti vi xem phim hoạt hình, bố mẹ mỗi người một chiếc điện thoại thông minh lướt web, lướt facebook…
Nhìn con say sưa ngắm bầu trời đêm với đầy vẻ háo hức, tôi chợt nhận ra, lâu nay mình thường lấy cớ bận rộn, muốn rảnh tay, rảnh việc nên mở ti vi cho con coi. Lâu dần, tuổi thơ của con chỉ bó gọn trong màn hình hình chữ nhật đầy màu sắc. Nhìn con, tôi lại tự dặn lòng phải dành nhiều thời gian hơn để chơi với con, để con có một tuổi thơ đúng nghĩa. Nếu cứ để mọi thứ lướt qua thì đến lúc nhìn lại, có lẽ con đã trưởng thành mà chưa kịp có tuổi thơ.
Bầu trời đêm ấy trong veo như đôi mắt của những đứa trẻ.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.