“Bắt mạch” thời tiết Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên đã đầu tư phát triển, hiện đại hóa trang-thiết bị để nâng cao chất lượng quan trắc, dự báo và cảnh báo thời tiết, giúp giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Khu vực Tây Nguyên có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều sông suối, khí hậu có 2 mùa rõ rệt. Vì vậy, công tác quan trắc, đo đạc để phát hiện, cảnh báo sớm các hiện tượng thiên tai, thời tiết cực đoan được cán bộ, viên chức Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên thực hiện từng giờ, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hiện đại hóa trang-thiết bị

Đài KTTV khu vực Tây Nguyên là đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục KTTV (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) có nhiệm vụ thực hiện quan trắc, thu thập số liệu KTTV, môi trường, điều tra khảo sát và định vị sét, dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của 5 tỉnh Tây Nguyên.

bat-mach-thoi-tiet-tay-nguyen-bg-6264.jpg
Nhân viên Đài KTTV khu vực Tây Nguyên kiểm tra, bảo dưỡng máy đo mưa tự động. Ảnh: L.V.H

Những ngày mới thành lập, nguồn nhân lực của Đài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Để đáp ứng yêu cầu quan trắc, dự báo, cảnh báo, Đài đã tổ chức đào tạo cấp tốc, bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu cho các đơn vị và trạm KTTV.

Lúc đó, toàn khu vực chỉ có 18 trạm khí tượng, 16 trạm thủy văn và 34 điểm đo mưa, 2 trạm Pilot đo gió trên cao, 8 trạm môi trường. Hầu hết các trạm KTTV hoạt động theo phương pháp truyền thống, chưa đáp ứng yêu cầu theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn phục vụ dự báo phòng-chống thiên tai ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Những năm qua, với sự hỗ trợ của Tổng cục KTTV, Đài KTTV khu vực Tây Nguyên không ngừng được đầu tư phát triển, từng bước hiện đại hóa trang-thiết bị và tăng mật độ trạm quan trắc KTTV, đo mưa, trạm radar thời tiết và định vị sét.

Từ năm 2020 đến nay, đơn vị đã đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị đo và truyền số liệu tự động gồm hệ thống 12 trạm khí tượng tự động đo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, gió và bức xạ; 14 trạm thủy văn tự động đo mực nước, tốc độ dòng chảy, lượng mưa, nhiệt độ nước; 2 trạm đo bức xạ tự động; 1 trạm định vị sét; 1 trạm radar thời tiết; 2 trạm môi trường tự động; 200 điểm đo mưa tự động; 4 trạm tài nguyên nước…

Ngoài ra còn nhiều hệ thống KTTV tự động đo mưa chuyên dùng khác đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai giúp chính quyền địa phương và người dân chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Những thành quả đáng tự hào

Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết và thiên tai ở khu vực Tây Nguyên không còn theo quy luật tự nhiên. Tần suất bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng ngày càng tăng, quỹ đạo di chuyển phức tạp, lũ lớn và sạt lở đất xuất hiện nhiều hơn.

2cong-tac-quan-trac-do-dac-so-lieu-thuy-van-4600.jpg
Thực hiện công tác quan trắc đo đạc số liệu thủy văn. Ảnh: Lê Văn Hưng

Bên cạnh đó, tình trạng nắng hạn, thiếu nước tưới trên cây trồng ngày càng khốc liệt, gia tăng nguy cơ cháy rừng. Song, sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh cùng các sở, ngành liên quan đã tạo động lực để cán bộ, viên chức Đài KTTV khu vực Tây Nguyên tập trung nâng cao chất lượng quan trắc, điều tra và cảnh báo, dự báo KTTV phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, phòng-chống thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Hiện nay, hệ thống dự báo, cảnh báo của Đài không ngừng đổi mới và phát triển. Các sản phẩm mô hình số trị dự báo chi tiết tới cấp xã các tỉnh Tây Nguyên phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế-xã hội và phòng-chống thiên tai.

Nhiều công nghệ mới được đưa vào ứng dụng góp phần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV. Đặc biệt, Trạm Radar Pleiku được trang bị hệ thống radar doppler phân cực đôi là loại radar thời tiết mới và hiện đại nhất Việt Nam. Nhờ đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan được phát hiện sớm 3-12 giờ giúp các địa phương xây dựng phương án ứng phó kịp thời.

3h-8990.jpg
Dự án xây dựng Trung tâm điều hành Đài KTTV khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Lê Văn Hưng

Xuyên suốt chặng đường phát triển của ngành KTTV, mô hình tổ chức của Đài KTTV khu vực Tây Nguyên cũng tinh gọn từ 4 phòng chức năng xuống còn 3 phòng và 4 đài KTTV tỉnh. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Đài KTTV khu vực Tây Nguyên đã định hướng phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại; tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, nhất là mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất…

Đài KTTV khu vực Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 23-2-1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Đài KTTV liên tỉnh Gia Lai-Kon Tum, Đài KTTV Đắk Lắk và Đài KTTV Lâm Đồng. Hiện nay, trụ sở của Đài đặt tại TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Gia Lai chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Gia Lai chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai

(GLO)- Ngày 10-10, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 2347/UBND-NL thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, đồng thời chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

(GLO)- Ngày 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị đối thoại chính sách về chủ đề phòng-chống tảo hôn; thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em.

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

(GLO)- Sáng 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi giai đoạn 2019-2024; trưng bày, giới thiệu sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 và trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật phòng-chống bạo lực gia đình”.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định, điều kiện về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.N

Chấn chỉnh dịch vụ thẩm mỹ, phòng khám “chui”

(GLO)- Việc nở rộ các thông tin quảng cáo không đúng về hiệu quả của dịch vụ thẩm mỹ, khám-chữa bệnh trên các nền tảng mạng xã hội đã khiến người dân gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở tin cậy, dẫn đến trao nhầm niềm tin, không chỉ “tiền mất, tật mang” mà còn gây ra nhiều hệ lụy.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

(GLO)- Sáng 8-10, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024 tại Hà Nội. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai là một trong 30 cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng đợt này.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

(GLO)- 1. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định rằng: Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang. Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo.