Bát cháo mùa đông của nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi thường mong ngóng nhiều về những khoảng trời kí ức đã cũ. Bao giờ cũng vậy, hễ bắt gặp điều gì đó thân thuộc thì nỗi nhớ cứ hiện về trong tâm trí. Như trưa nay vừa thức dậy sau giấc ngủ, bụng đói, tôi chợt nhớ bát cháo gạo của bà nội. Hình ảnh ấy dễ khiến lòng tôi se sắt hồi tưởng những ngày xa…

 

Vụ lúa hè thu nào cũng vậy, đợi người ta gặt xong, mấy gốc rạ còn sót lại tự đâm chồi lớn lên rồi cho ra những chét đòng đòng. Khi ấy, nội tôi lại mang thúng ra đồng mót lúa, có hôm nội đi một mình, hôm khác anh em tôi lẽo đẽo theo sau gót chân nội vì ở nhà không còn trò để nghịch nữa. Thấy bông lúa nào ngả vàng và chắc hạt, nội ngắt bỏ vào thúng.

Bước chân của bà lội hết đám lúa này đến đám lúa khác, trải dài khắp cả cánh đồng chiều, chiếc thúng tre đầy ắp lúa cũng là lúc nội đội lên đầu mang về nhà. Tôi đã thấy không ít lần mồ hôi nhễ nhại trên vạt áo bà ba cũ sờn, mồ hôi rơi trên vầng trán chảy xuống gò má đầy rãnh, bao nhiêu đó đủ để tôi thấu hiểu sự hi sinh và bao dung của nội.

Lúa mót được nội vò bằng chân cho tơi hạt, mang phơi khô rồi dần sàng, xay xát thành những hạt gạo thơm ngọt và bùi cất vào chum dành cho những ngày đông lạnh giá. Cái sự lo xa của nội chẳng bao giờ thừa, mùa mưa ba tôi không đi làm thợ hồ, má quần quật mãi với mảnh vườn sau nhà nhưng rau nào cũng ngập úng không mang lại thu nhập. Thế là chum gạo nội dành dụm sau vụ mót lúa cứu đói cả nhà tôi.

Tôi nhớ mãi hình ảnh bà lui cui bên bếp lửa nấu nồi cháo gạo thật nhừ, sau đó rang thêm ít muối mè, hoặc có hôm làm mắm dưa cà chua ngọt ăn kèm.Trời mưa liêu riêu, cả nhà mấy miệng ăn quây quần bên nồi cháo ấm nóng của nội, tiếng nói cười con trẻ va vào nhau, nội cười móm mém, đưa ánh nhìn xót xa dưới mâm cháo của cái nghèo.

Tuổi thơ anh em chúng tôi theo chân nội mót lúa trên cánh đồng, trải dài hết ngày này sang tháng khác, hết vụ lúa này sang vụ lúa khác cho đến khi nào bước chân nội mỏi mệt, không còn sức đi nữa, mới thôi.

Giờ đây, nội đã ngơi chân bên vạt cỏ giữa cánh đồng mênh mông năm nào, tôi lớn khôn và trưởng thành. Thời gian trôi xa thật xa như thể không đếm nổi tuổi xuân của chính mình, vậy mà mỗi khi lần giở lại kí ức xưa, tôi lại bùi ngùi thương nhớ nội, thương nhớ mùi lúa chét, thèm được ăn bát cháo ngọt bùi của nội đến vô cùng.

Ngày nay, trên khắp các cánh đồng quê hương trù phú, mùa vụ nối tiếp nhau với những máy cày, máy tuốt lúa hiện đại. Nhưng thi thoảng, tôi vẫn bắt gặp bóng dáng vài cụ già mang bao đi mót lúa sau vụ mùa. Ngay khoảnh khắc ấy, tôi thầm nghĩ thật may mắn cho những đứa trẻ nào ăn bát cháo ngọt lành từ đôi tay cần mẫn, thấm đẫm yêu thương. Mùi gạo trắng thơm, mùi mè rang trên trả đất năm nào lại dậy nơi sóng mũi cay cay!

Theo Như Trang (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.