BẢO VỆ VÙNG BIÊN, VÌ BÌNH YÊN CỦA TỔ QUỐC (*): Không để chiến sĩ biên phòng đơn độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biên giới Tây Nam đang bước vào đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19, nhập cảnh trái phép và buôn lậu. Ngay tuyến đầu biên giới các tỉnh An Giang, Kiên Giang..., lực lượng bộ đội biên phòng được tiếp sức, tăng cường từ tuyến sau
Những ngày nay, tại khu vực Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Hà Tiên (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) túc trực 24/24 giờ, bảo đảm 100% quân số. Cùng lúc, lực lượng công an, dân quân được tăng cường, hỗ trợ chốt chặn cửa khẩu và đường mòn lối mở, đường biển.
Tăng cường lực lượng, túc trực canh gác
Đến nay, Đồn Biên phòng CKQT Hà Tiên đã bố trí 41 chốt cố định, 4 tổ cơ động thực hiện nhiệm vụ kiểm soát 14 km tuyến biên giới trên bộ và 26 km tuyến biển.

Các chiến sĩ biên phòng thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đang tuần tra trên tuyến sông .Ảnh: THỐT NỐT
Các chiến sĩ biên phòng thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đang tuần tra trên tuyến sông .Ảnh: THỐT NỐT
Trung úy Nguyễn Sư Long, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ thuộc Đồn Biên phòng CKQT Hà Tiên, cho biết đơn vị quản lý các chốt từ mốc 308 đến mốc 311 với 15 chốt chính và 4 chốt phụ. Do xác định đây là điểm nóng nhất về tình trạng buôn lậu và nhập cảnh trái phép nên trạm vừa được bổ sung gần 40 chiến sĩ cùng với 26 cảnh sát cơ động của tỉnh Kiên Giang điều động về hỗ trợ. "Chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mỗi chốt đều có bộ đàm để thông báo cho nhau đến hỗ trợ mỗi khi phát hiện có người vượt biên trái phép hoặc vận chuyển hàng lậu đi qua" - trung úy Long nói.
Tại chốt chính số 27 ở khu vực Đường Xuồng, khóm Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, các chiến sĩ canh trực nhóm lửa sưởi ấm. Trung úy Lê Văn Trí, Đội Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Kiên Giang, bộc bạch: "Tôi được đơn vị điều động về khu vực biên giới này để hỗ trợ BĐBP. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu nên luôn cố gắng hoàn thành". Trung úy Đoàn Quyết Chiến, Đội Cảnh khuyển thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng, cho hay thêm anh cùng 6 chiến sĩ trong đội được điều động về đây sau khi tham gia hỗ trợ vùng biên giới Tây Nguyên. Thời gian qua, theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP Việt Nam, rất nhiều chiến sĩ được điều động từ tuyến sau để tăng cường khu vực biên giới.
Có mặt tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Giang Thành (huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang), thượng tá Nguyễn Ngọc Thành, chính trị viên của đồn, thông tin đơn vị đã xây dựng 5 chốt cố định với 2 tổ công tác và tuần tra lưu động; đồng thời đề nghị cấp trên lập thêm 3 chốt mới. Nhờ đẩy mạnh tuần tra, vừa qua, lực lượng của đồn ngăn chặn được 10 vụ với 25 công dân Campuchia xâm nhập biên giới trái phép. Cách nay vài hôm là vụ bắt giữ 4 người từ tỉnh Quảng Bình vào khu vực này để vượt biên trái phép sang Campuchia.
Với việc tăng cường lực lượng cho tuyền đầu, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu lực lượng BĐBP làm nòng cốt, chủ động phối hợp với các lực lượng khác, chính quyền, đoàn thể tăng cường phương tiện, quân số cả trên bộ và trên biển, thắt chặt biên giới.
Tiếp sức cho tuyến đầu
Vụ bệnh nhân 1440 cùng 8 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia qua khu vực cửa khẩu Long Bình của huyện An Phú, tỉnh An Giang vào cuối tháng 12-2020 gây ra hệ lụy nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Song song với chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án, xử lý nghiêm vi phạm, đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, chỉ đạo ngành công an tăng cường phối hợp với lực lượng biên phòng lập nhiều chốt kiểm soát, tăng cường quân số để kiểm soát chặt chẽ các đường mở. Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang cũng đã chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ lực lượng BĐBP.
Có mặt tại tuyến biên giới của tỉnh An Giang trong những ngày này, chúng tôi ghi nhận lực lượng bộ đội đóng chốt, tuần tra kiểm tra rất gắt gao. Tại khu vực cửa khẩu Long Bình và tuyến biên giới thuộc địa bàn huyện An Phú, mọi hoạt động qua lại được siết chặt. Còn ở thị xã Tân Châu, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã bố trí 9 chốt cố định và 4 tổ cơ động dọc theo tuyến biên giới (trên sông và trên bộ) dài khoảng 6,2 km.
Đại úy Hà Văn Mót, Đội trưởng Đội Vũ trang thuộc Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), khẳng định quyết tâm hợp sức với lực lượng công an, dân quân tuần tra, kịp thời ngăn chặn người vượt biên trái phép cũng như đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, vi phạm khu vực biên giới. Nhờ siết chặt quản lý, từ đầu tháng 1 đến nay, đồn đã phát hiện và bắt giữ 17 vụ với 90 đối tượng vi phạm quy chế biên giới.
"Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, được quần chúng nhân dân tích cực hỗ trợ và tăng cường lực lượng từ tuyến sau… đã tiếp sức cho lực lượng BĐBP làm tốt công tác phòng chống dịch ngay từ tuyến đầu biên giới" - đại úy Hà Văn Mót bày tỏ quyết tâm. 
Kỳ tới: Oai hùng nơi biên ải
Tăng cường kiểm soát đường biển
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch, dựng chốt liên ngành ven các bãi biển, gành đá và những địa bàn trọng yếu. Bộ chỉ huy tăng cường tàu tuần tra, phối hợp cùng Cảnh sát Biển, Hải quân... khép kín địa bàn trên biển để ngăn chặn, bắt giữ mọi hoạt động tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép hòng trốn cách ly y tế... Đến nay, các đơn vị tuyến biển, đảo đã thành lập thêm hàng chục chốt liên ngành; bố trí thêm tàu tuần tra, cùng với các biên đội tàu Hải đoàn 28 Biên phòng cơ động ra các vùng biển trọng yếu, tầm quan sát rộng làm nhiệm vụ. Trên biển, các đơn vị bố trí tuần tra, kiểm soát, phối hợp vận động ngư dân cùng chung tay thông báo tình hình vùng biển với BĐBP và các lực lượng.

Đội tuần tra, kiểm soát thuộc Trạm Biên phòng Bãi Vòng tuần tra bảo vệ địa bàn ven biển Phú Quốc, chống xuất nhập cảnh trái phép .Ảnh: BẢO THY
Đội tuần tra, kiểm soát thuộc Trạm Biên phòng Bãi Vòng tuần tra bảo vệ địa bàn ven biển Phú Quốc, chống xuất nhập cảnh trái phép .Ảnh: BẢO THY
Ở TP đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, theo đại úy Nguyễn Hữu Thảo, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xà Lực (ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm), đồn đã thành lập được 2 chốt chống dịch liên ngành để kiểm soát khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc. Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới, Thổ Châu... cũng đang khẩn trương triển khai phương tiện, khí tài dựng thêm nhiều chốt, tăng cường quân số cho các chốt để ứng trực 24/24 giờ.
B.Thy
Bài và ảnh: THỐT NỐT (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.