Dòng nước của sự hồi sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng.

Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.

Khi bước chân vào khu vực này, tôi cảm nhận được bầu không khí yên bình và một sức sống mới. Dòng nước từ đập Đăk Ui trong xanh, lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Tiếng chim ríu rít hòa trong tiếng nước chảy rì rầm, gợi lên cảm giác bình yên lạ thường. Người dân địa phương đang tất bật chuẩn bị cho mùa Tết, những nụ cười hiện rõ trên từng khuôn mặt rám nắng của họ.

Nhưng ít ai biết rằng, cách đây gần 50 năm, nơi đây từng là một vùng đất hoang sơ, bị bom đạn chiến tranh tàn phá nặng nề. Công trình thủy lợi Đập Đăk Ui được khởi công xây dựng vào ngày 22/12/1975 - thời điểm đất nước vừa thống nhất, còn bộn bề khó khăn. Đây là dự án thủy lợi lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên lúc bấy giờ, do Đoàn 331 thuộc Quân khu V thi công. Với ý chí và sự lao động quên mình, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và dân công đã chung sức xây dựng đập trong gần hai năm trời gian khổ. Ngày 19/5/1977, công trình đập Đăk Ui chính thức hoàn thành, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc hồi sinh vùng đất này.

dong-nuoc-cua-su-hoi-sinh-dd.jpg
Cánh đồng bị bom mìn tàn phá hồi sinh dưới chân công tình thủy lợi Đập Đăk Ui. Ảnh: T.T

Đập Đăk Ui không chỉ là công trình đem lại giá trị kinh tế to lớn mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và sự tri ân với người dân địa phương. Từ khi dòng nước của đập được đưa vào sử dụng, hàng trăm hộ dân các DTTS như Xơ Đăng, Ba Na định cư quanh khu vực đập dần dần có cuộc sống ổn định. Những cánh rừng bị tàn phá xác xơ trước đây, giờ đây là ruộng lúa nước, cà phê, cao su xanh tươi.

Tôi gặp anh Nguyễn Đình Đoàn, một nông dân lâu năm tại xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà). Qua trò chuyện, anh chia sẻ về cuộc sống gắn bó với đập Đăk Ui: Nguồn nước từ đập không chỉ giúp các loại cây trồng phát triển mạnh mà còn giúp địa phương thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Dưới nguồn nước mát của đập Đăk Ui, trong những năm qua, bà con mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây trồng có giá trị cao. Mùa khô ở đây không còn là nỗi lo vì lúc nào đập cũng đủ nước phục vụ sản xuất.

Nhờ Đập Đăk Ui cung cấp nguồn nước, các mô hình trồng trọt theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật được triển khai, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Anh Mai Trung Hiếu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Ngọk cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các chương trình hướng dẫn bà con áp dụng công nghệ vào sản xuất. Các hợp tác xã cũng được thành lập để hỗ trợ đầu ra, ổn định nông sản cho nông dân. Đây là cách chúng tôi nâng cao thu nhập và từng bước phát triển bền vững”.

2dong-nuocc.jpg
Những nhân chứng lịch sử từng chứng kiến xây dựng Đập Đăk Ui về thăm lại chốn cũ. Ảnh: T.T

Đập Đăk Ui không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn là di tích văn hóa, lịch sử đặc sắc. Ngày 20/7/2023, công trình này được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Đây không chỉ là sự ghi nhận về những nỗ lực của các thế hệ trước mà còn là lời tri ân đối với những người đã hi sinh, cống hiến để xây dựng nên công trình này.

Từ những câu chuyên nghe được, tôi có thể mường tượng về quang cảnh những năm tháng xây dựng công trình, ngày đó, khi hàng chục nghìn chiến sĩ và nhân dân địa phương thi đua lao động xây dựng công trình không biết mệt mỏi. Giữa rừng sâu, với điều kiện thiếu thốn đủ bề, mọi người đồng cam cộng khổ hoàn thành những phần việc đề ra. Dù khó khăn, gian khổ nhưng ý chí của mọi người chưa bao giờ lung lay. Vì bọn họ biết, những gì mình làm hôm nay sẽ là nền móng cho tương lai tươi sáng.

Thực tế cho thấy, Đập Đăk Ui không chỉ cung cấp nguồn nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp mà còn mở ra tiềm năng để phát triển du lịch. Những cánh đồng cà phê, cao su trải dài bên dòng nước trong xanh của đập tạo nên cảnh quan thơ mộng, hấp dẫn. Các cơ quan chức năng địa phương đã và đang đẩy mạnh các kế hoạch quảng bá, kết hợp giữa bảo tồn và khai thác du lịch. Để từ đó, đưa đập Đăk Ui thành điểm nhấn trong các tuyến du lịch Tây Nguyên, không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà cả những du khách từ khắp nơi. Đây sẽ là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, tạo việc làm thêm cho người dân địa phương.

dong-nuoc-cua-su-hoi-sinh-dddd1.jpg
Đập Đăk Ui đón đông đảo du khách đến tham quan mỗi mùa du lịch. Ảnh: T.T

Những lễ hội văn hóa truyền thống của các DTTS sinh sống xung quanh đập Đăk Ui cũng là “điểm sáng” thu hút khách tham quan. Đặc biệt, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc như Xơ Đăng, Tày, Nùng, Ba Na tạo nên một “bức tranh” đa sắc màu, đầy cuốn hút. Những làn điệu dân ca, điệu múa cồng chiêng vang lên trong các dịp lễ hội không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là cách để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống.

Mải mê với đập Đăk Ui đến khi ánh nắng cuối cùng của ngày dần tắt, tôi vẫn không muốn rời. Và tôi tin rằng, bất kỳ ai đặt chân đến đây, khi trở về cũng sẽ mang theo những ký ức khó quên.

Với đập Đăk Ui, vùng đất hoang vu đầy bom đạn ngày nào nay trở thành biểu tượng của sự hồi sinh và phát triển bền vững. Những ngôi làng trù phú, những vườn cà phê, cao su, ao cá quanh đập là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi ấy. Nhưng hơn cả, đập Đăk Ui và vùng đất Đăk Ui còn là nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hóa - lịch sử quý báu, là cầu nối giữa quá khứ hào hùng và tương lai tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Theo Tất Thành (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.