“Nghề” Bí thư chi bộ: Những người gần dân, sát cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nói về công việc của mình, nhiều bí thư chi bộ cho rằng họ chỉ là “cầu nối” giúp việc cho tổ chức Đảng, đem chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đến với đảng viên, người dân.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm tốt điều này đòi hỏi người bí thư chi bộ phải rất gần gũi, thường xuyên cọ xát dân, tận tụy với việc của dân.

LTS: Với tinh thần trách nhiệm và lời cam kết cống hiến khi đứng dưới cờ tuyên thệ, nhiều bí thư chi bộ trên địa bàn thành phố mang tên Bác đã và đang tích cực đóng góp cho cộng đồng, trở thành cầu nối vững chắc của tổ chức Đảng với quần chúng. Đảng mạnh từ cơ sở - vai trò tận tụy, tận hiến của nhiều bí thư chi bộ cơ sở đã và đang góp phần tích cực củng cố niềm tin vững chắc của người dân với Đảng.

Xây dựng niềm tin

Sáng sớm, ông Trần Duy Công, Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố 18 (phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM), tranh thủ đi kiểm tra tiến độ các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ, thể dục của khu phố tập luyện chuẩn bị cho đại hội chi bộ sắp tới.

nghe-bi-thu-chi-bo.jpg
Ông Nguyễn Hùng Dũng, Bí thư Chi bộ khu phố 9, phường Phước Long B, TP Thủ Đức (thứ 2 từ phải qua) lắng nghe người dân hiến kế về các hoạt động ở khu phố. Ảnh: THU HƯỜNG

Sinh ra tại miền quê nghèo Hà Tĩnh, PGS-TS, Đại tá Trần Duy Công, năm nay 69 tuổi, từng có 40 năm là lính hải quân. Khi về sinh sống tại khu phố 18, ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, ông Công bắt tay vào công tác tuyên truyền về dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm - dự án có ý nghĩa xã hội lớn trong việc thoát nước, chống ngập, xử lý ô nhiễm kênh rạch, cải thiện môi trường. Ông đã xây dựng chuyên đề về nội dung này một cách bài bản và dễ hiểu để các đảng viên đi tuyên truyền, vận động. Bản thân ông cũng đến từng nhà, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con.

Ông Công nhớ mãi câu hỏi của một người dân: “Tôi hỏi bác Bí thư, bác ủng hộ người dân tiếp tục đề nghị xem xét hay ủng hộ cấp trên ở dự án rạch Xuyên Tâm?”. “Tôi trả lời rằng tôi đứng về lẽ phải, về luật pháp, vì phương án tốt hơn cho người dân”. Tôi cũng giải thích các điểm cần thiết của dự án để người dân hiểu hơn, đây cũng là điều mà lãnh đạo địa phương và cả thành phố, đất nước đang làm để người dân được hưởng lợi cao nhất. Điển hình là sau khi có chính sách bồi thường mới của Luật Đất đai 2024, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho người dân đã tăng lên”, ông Công cho biết.

Câu trả lời chân thành ấy đã giúp ông giành được lòng tin của người dân. Ông Công cho rằng, nếu người cán bộ sâu sát cơ sở, chắc chắn sẽ hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của người dân mà từ đó có giải pháp cho từng vấn đề khó.

“Người bí thư chi bộ đi vận động phải nắm rõ vấn đề và có cách trao đổi sao cho người dân, đảng viên dễ tiếp nhận, thấy được cái tình cái nghĩa với nhau. Đến mỗi nhà, tôi chưa bao giờ nói với bà con tôi đi nắm tình hình dự án rạch Xuyên Tâm hay hỏi han để vận động cái này, cái kia mà có khi chỉ hỏi thăm sức khỏe, ăn bữa cơm cùng họ”, ông Công chia sẻ. Khi được thấu hiểu, ông tiếp tục nỗ lực để chia sẻ nội dung khác. Cứ thế, nhiều nội dung trọng tâm quận, thành phố cần người dân hỗ trợ, đồng thuận, đã dần được chi bộ triển khai thành công.

Nhiệt huyết của đội ngũ cấp ủy trẻ

Với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo, tiếp cận nhanh, mạnh với tư duy và phương tiện mới, nhiều địa phương cũng đã mạnh dạn bầu người trẻ đảm nhận vai trò Bí thư chi bộ khu phố. Thực tế chứng minh rằng, sự tận tụy và trách nhiệm của Bí thư chi bộ khu phố đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, xây dựng khu dân cư văn minh, nhân ái và đầy ắp tình làng nghĩa xóm.

nghe-bi-thu-chi-bo2.jpg
Ông Trần Duy Công, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 18, phường 26, quận Bình Thạnh (bìa trái) làm công tác hòa giải cho các hộ dân tại khu phố. Ảnh: THU HOÀI

“Bí thư đi khảo sát đường cờ phải không? Bà con háo hức lắm. Làm xong đường cờ đón tết là hẻm này vui nhất khu rồi”, ông Trần Quang Minh (ngụ hẻm 8 đường Trần Thị Điệu, khu phố 9, phường Phước Long B, TP Thủ Đức) nói khi thấy ông Nguyễn Hùng Dũng, Bí thư chi bộ khu phố 9 đến. Hẻm 8 vừa nâng cấp hệ thống thoát nước, sau Tết Nguyên đán sẽ thảm nhựa. Trước mắt, khu phố xây dựng đường cờ trong hẻm để tạo không khí cho bà con đón tết.

Chi bộ khu phố 9 vừa tổ chức thành công đại hội chi bộ, song nhiều nội dung đề ra nhanh chóng được cấp ủy tổ chức triển khai, đưa ra lộ trình cụ thể và giao cho các đoàn thể cùng xắn tay vào việc. Để công việc khu phố được “chạy” như vậy là nhờ cấp ủy trẻ, năng động và nhiệt huyết. Bí thư chi bộ khu phố 9 là ông Nguyễn Hùng Dũng, 43 tuổi; còn Phó Bí thư kiêm Trưởng khu phố và chi ủy viên mới 30 tuổi. “Chúng tôi trưởng thành từ khu phố, trải qua nhiều vị trí công tác nên khi được tín nhiệm bầu vào cấp ủy, ngoài sự ủng hộ của các đồng chí đảng viên trong chi bộ, chúng tôi cũng nhận được sự tin tưởng của người dân. Chúng tôi còn trẻ, có thể một số kỹ năng, kinh nghiệm cần được tiếp tục trau dồi, song sự nhiệt huyết, lăn xả thì chúng tôi luôn hết mình”, ông Nguyễn Hùng Dũng cho biết.

Phát biểu tại hội nghị biểu dương Bí thư chi bộ khu phố, ấp tiêu biểu cấp thành phố năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Phước Lộc đánh giá cao sự chung sức, đồng lòng của nhân dân các khu dân cư, trong đó có vai trò nòng cốt của cấp ủy, Bí thư chi bộ khu phố, ấp. Các đồng chí đã đóng góp thầm lặng nhưng có ý nghĩa to lớn, chung sức với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vận động đảng viên, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng các phong trào, thi đua yêu nước tại địa phương, góp phần xây dựng chi bộ khu phố, ấp và đảng bộ, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh.

Bởi có sự lăn xả nên chỉ ít tháng được chỉ định làm Bí thư chi bộ khu phố (khi thành lập khu phố mới theo Nghị quyết 11 của HĐND TPHCM), ông Nguyễn Hùng Dũng cùng cấp ủy đã vận động người dân hẻm 8 đóng góp nâng cấp hệ thống thoát nước. Đây là công trình được đề ra từ nhiệm kỳ trước nhưng người dân chưa đồng thuận nên chưa thể tiến hành. Với sự nhiệt tình, năng động, ông Dũng đã khảo sát và tính toán kỹ lưỡng vật tư, chi phí phù hợp nên người dân đồng thuận làm.

Trong công tác xây dựng Đảng, cũng tận dụng sức trẻ và sự nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin, cấp ủy chi bộ khu phố 9 đã tổ chức sinh hoạt cũng như lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động ở khu phố bài bản, khoa học, thông tin xuống đến từng đảng viên và người dân. Trong đó, các chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước và địa phương đều được cấp ủy chi bộ tóm lược các nội dung cốt lõi và thông tin đến người dân qua hệ thống Zalo; đồng thời khơi gợi đảng viên, người dân thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề phát sinh trên địa bàn. Chi bộ cũng chú trọng việc tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và phản ứng kịp thời với các kiến nghị, phản ánh của người dân.

Nhiệm kỳ mới, cấp ủy chi bộ khu phố 9 đặt mục tiêu trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo theo hướng gần gũi với nhân dân. Trong đó, chi bộ khuyến khích các hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến, đề xuất các nội dung cần tập trung triển khai.

Thắp lên tình làng nghĩa xóm

Cũng là người cựu chiến binh nhiệt huyết với công tác cộng đồng, ông Trần Nam Hải, 61 tuổi, Bí thư chi bộ khu phố 10 (phường 4, quận Tân Bình) - nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn Tên lửa 263, Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, những năm qua đã góp phần thắp lên tình làng nghĩa xóm, xây dựng khu phố ngày càng vững mạnh.

Đồng hành cùng người dân vượt qua đại dịch Covid-19 đã minh chứng cho nhiệt huyết của người cựu chiến binh. Từ uy tín ấy, ông Hải cùng cấp ủy vỡ òa khi vận động được gần 500 hộ dân của khu phố đồng lòng đóng góp 100% kinh phí để tự làm mới 6 tuyến hẻm với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.

Riêng 2 tuyến hẻm số 2 đường Phan Thúc Duyện và 69 đường Trần Quốc Hoàn đã trở thành tuyến hẻm kiểu mẫu phục vụ chương trình tham quan hành trình văn hóa, được quận và thành phố đánh giá cao. Hay mới đây, khi xảy ra cơn bão Yagi, tinh thần tương thân tương ái của khu phố 10 một lần nữa được thắp sáng mạnh mẽ. Ông cùng cấp ủy đã vận động hơn 400 hộ dân tích cực hưởng ứng, đóng góp giúp đỡ đồng bào miền Bắc với tổng số tiền gần 170 triệu đồng.

Theo THU HOÀI - THU HƯỜNG - THÁI PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.