Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

xoa-bo-hu-tuc.jpg
Công an huyện miền núi Sơn Hà vận động, giải quyết một vụ nghi “cầm đồ thuốc độc” tại xã Sơn Kỳ. Ảnh: TS

Những năm qua, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hủ tục này đang dần được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho người dân vùng cao Quảng Ngãi.

Kẻ chết, người tù tội vì hủ tục

Nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” là hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tồn tại bao đời nay ở các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi. Các nạn nhân bị nghi ngờ có “đồ độc” sẽ phải bỏ làng vào rừng sinh sống hoặc tự tử, thậm chí nhiều trường hợp bị đánh đập dã man cho đến chết. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chia rẽ, bất an trong một số cộng đồng dân cư của đồng bào dân tộc ở vùng núi Quảng Ngãi.

Mười năm trước, thôn Gò Da (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) nằm vắt vẻo trên đỉnh núi Cà Tu được nhiều người biết đến với vụ án mạng đau lòng khiến 2 phụ nữ thương vong. Hung thủ gây án mạng là Đinh Văn Bẻo và Đinh Văn Hút ở cùng thôn vốn quen biết nhau.

Nguyên nhân vụ án mạng được cho là do hủ tục nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc”, các đối tượng đã xuống tay với hai người phụ nữ cùng thôn. Cho đến nay, Đinh Văn Bẻo đã chấp hành xong án phạt tù, trong khi Đinh Văn Hút vẫn còn đang thi hành án tù giam.

Cũng bởi nghi ông Phạm Văn Lối (ở thôn Làng Tốt, xã Ba Lế, huyện Ba Tơ) “cầm đồ thuốc độc”, ba năm trước Phạm Văn Soi, Phạm Văn Cua và Phạm Văn Nghề (đều ở thôn Làng Tốt) đã sát hại ông Lối rồi vứt thi thể xuống sông Liên.

Vụ án gây rúng động trong cộng đồng, khiến người dân hoang mang. Cả ba đối tượng Phạm Văn Soi, Phạm Văn Cua và Phạm Văn Nghề đều bị phạt tù, đến nay vẫn đang thi hành án.

Tương tự, vì nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” mà ông Phạm Văn Chín (trú xã Ba Lế, huyện Ba Tơ) cùng 5 người khác đã sát hại ông Phạm Văn Giai. Trở về gia đình sau thời gian chấp hành án phạt tù về tội giết người, ông Phạm Văn Chín vẫn ám ảnh, day dứt về những gì đã xảy ra.

“Trước đây, vì nghi kỵ một người “cầm đồ thuốc độc” nên tôi đã cùng một số người trong làng giết chết người đó. Tôi bị xử tù nhưng cải tạo tốt nên được về trước thời hạn. Bây giờ sợ lắm rồi, không còn tin vào nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” nữa”, ông Chín nói.

Theo quan niệm của người đồng bào, “đồ độc” gồm các tạp vật, khi muốn hại người khác thì dùng “đồ độc” đụng vào người hoặc đem chôn gần bị hại và nguyền rủa. Do vậy, từ lâu trong thôn làng, mỗi khi có người bị bệnh, hay con vật bị chết người trong làng đều nghi bị “đồ độc”.

xoa-bo-hu-tuc-2.png
Người bị nghi kỵ có “đồ độc” thường bị cộng đồng xa lánh, thậm chí đánh đập, sát hại. Ảnh: TS

Ðẩy lùi, xóa bỏ hủ tục

Từng tham gia chiến trường các huyện miền Tây Quảng Ngãi và là một đảng viên, nhưng bà Hồ Thị Phương (trú xã Trà Phong, huyện Trà Bồng) bị một số hộ dân trong làng nghi có “đồ độc”. Suốt một thời gian dài bà luôn phải sống trong ám ảnh, lo sợ và bị xa lánh.

“Con gà, con vịt trong làng chết cũng đổ thừa. Người nào đau, bị cảm cũng đổ thừa. Hồi đó ban đêm tôi ngủ không được, tôi khóc miết vì mình trong sạch, không có gì hết mà bị vu oan. Tôi phải báo công an mời các hộ dân lên giải quyết ở thôn, ở xã. Có công an vào cuộc minh oan, không có ai còn nghi ngờ tôi nữa”, bà Phương kể lại.

Theo thống kê, từ năm 2003-2014, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 164 vụ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” làm 7 người chết, 14 người bị thương, khởi tố 4 vụ với 12 bị can. Trước thực trạng trên, ngày 13/3/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Chỉ thị 30 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.

Qua 10 năm thực hiện, Chỉ thị số 30 đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân. Tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” đã giảm đáng kể so với trước.

3-xoa-bo-hu-tuc.jpg
Hủ tục nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi đang dần được xóa bỏ. Ảnh: TS

Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi Quảng Ngãi xảy ra 57 vụ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc”. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã giải quyết thông qua công tác vận động, hòa giải 55/57 vụ, chỉ có 2 vụ khởi tố hình sự với 5 bị can”.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ba Tơ Nguyễn Văn Huy cho rằng, tệ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” tồn tại lâu đời, ăn sâu vào trong tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Việc xóa bỏ nhổ tận gốc hủ tục này ngay là rất khó. Do vậy, công tác vận động, tuyên truyền, thậm chí là răn đe cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể, có như vậy mới ngăn ngừa, đẩy lùi được hủ tục nghi kỵ cầm đồ thuốc độc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy cho biết, việc ngăn chặn, hạn chế, tiến tới đẩy lùi tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” là một nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi Ðặng Ngọc Huy cho biết, việc ngăn chặn, hạn chế, tiến tới đẩy lùi tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” là một nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Theo đó, cần tuyên truyền, giáo dục phòng chống mê tín dị đoan, nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc”; phân tích rõ tác hại của tệ nạn này, phát huy những phong tục, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiến tới xóa bỏ tập tục lạc hậu, phản khoa học.

Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào thiểu số. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho người có uy tín về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng tuyên truyền, vận động và giải quyết những mâu thuẫn... nhằm đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tệ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở địa phương.

Lực lượng công an các cấp, nhất là ở miền núi Quảng Ngãi, cần tích cực nắm tình hình để kịp thời ngăn chặn, xử lý không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, gây mất trật tự, an toàn xã hội…

Theo NGUYỄN NGỌC (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.