Để đạo gắn với đời - Kỳ 2: Phật pháp đâu quá xa vời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đẩy mạnh công tác xã hội, làm gương trong các hoạt động cộng đồng, “trẻ hóa” và lan tỏa hơi thở cuộc sống vào từng khóa tu, buổi thuyết pháp là cách nhiều ngôi chùa tại Thành phố Hồ Chí Minh chọn để đưa lời Phật dạy đến gần với mọi người.

untitled-2447.jpg
Một khóa tu tại chùa Thiên Khánh.

Ngôi chùa “xanh”

Năm 1997, trong chuyến đi trao quà từ thiện cho đồng bào bị thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa thượng Thích Duy Trấn cùng đoàn phật tử của chùa Liên Hoa (Quận 11) ghé thăm một trường học ở địa phương. Khi được thầy hiệu trưởng đưa đến các lớp, Trụ trì chùa Liên Hoa nghẹn ngào trước sự thiếu thốn của học trò nơi đây. “Nhìn vào những cuốn tập ố đen mà bọn trẻ đang viết, tôi thấy đau lòng. Rồi tôi chợt nghĩ, tại sao ở thành phố, người dân đốt rất nhiều vàng mã, giấy trắng tinh mà biết bao nơi học sinh vẫn phải đến trường với tập vở kém chất lượng, thiếu thốn đủ thứ như thế này? Có cách nào giúp các em không? Sau chuyến đi đó, trong đầu tôi nghĩ ra một ý tưởng mà nhiều người nói quá khó thành hiện thực. Tôi mong sao phật tử ngưng đốt vàng mã, dùng số tiền đó làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo ở mọi miền Tổ quốc”, Hòa thượng Thích Duy Trấn nhớ lại.

Trở về thành phố, Trụ trì chùa Liên Hoa đưa ra thông báo từ ngày 30/6/1998 sẽ ngưng hoạt động đốt vàng mã tại chùa và thành lập quỹ từ thiện “Không vàng mã”. Thông báo vừa được truyền đi, ngay lập tức, làn sóng phản đối xuất hiện. Lúc đó, hơn 60% phật tử không đồng ý với quy định này vì với họ đốt vàng mã là điều cần có trong việc cúng lễ cho ông bà, tổ tiên. Nhiều gia đình vội vàng đến chùa thỉnh bài vị hũ cốt về nhà thờ. “Con không bao giờ ủng hộ cách làm này của thầy”, nghe câu đó, Hòa thượng Thích Duy Trấn buồn lắm nhưng ông biết đó là điều cần chấp nhận khi triển khai một việc làm quá mới trong đời sống tâm linh của số đông.

Năm đầu tiên ngưng vàng mã, chùa Liên Hoa quyên góp được 10 triệu đồng, tương đương với 300 phần quà cho đợt thiện nguyện ý nghĩa của quỹ. Sau lần đó, phật tử truyền tai nhau về chuyến đi ấm áp yêu thương, về sự cảm kích mà người dân vùng khó gửi đến nhà chùa khi đã triển khai một chương trình nhân văn, thiết thực. Dần dà, các phật tử phản đối lúc trước chuyển sang ủng hộ, chung tay, số tiền góp được cho quỹ “Không vàng mã” tăng đều sau mỗi năm. Các chuyến từ thiện về với người dân vùng sâu, vùng xa hay trẻ em nghèo ngày một nhiều, phần quà cũng đủ đầy hơn. Gần 30 năm duy trì, hoạt động gây quỹ từ chương trình “Nói không với vàng mã” của chùa Liên Hoa đã đóng góp hơn 30 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội. Đến thời điểm hiện tại, gần 10 ngôi chùa tại Quận 11 đang từng bước triển khai mô hình này, trụ trì chùa Liên Hoa mong rằng ngày người dân ngưng đốt vàng mã khi thờ cúng sẽ không quá xa xôi.

Không chỉ tiên phong trong việc ngưng đốt vàng mã, chùa Liên Hoa còn là “điểm sáng” của phong trào sống “xanh” tại Thành phố Hồ Chí Minh khi tích cực tham gia hoạt động làm sạch đường phố từ nhiều năm nay. Câu lạc bộ Hành trình xanh chùa Liên Hoa được thành lập vào tháng 7/2016. Từ ngày đó đến nay, đúng 5 giờ sáng chủ nhật hằng tuần, trụ trì chùa Liên Hoa cùng các phật tử trong câu lạc bộ đều ra quân quét một số tuyến đường trên địa bàn phường. Cận dịp lễ Tết, lịch vệ sinh đường phố sẽ được tăng cường.

Từ mô hình điểm tại chùa Liên Hoa, hơn hai năm sau, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 11 thành lập Câu lạc bộ Hành trình xanh của quận với 15 thành viên là các vị chức sắc, chức việc trong các tôn giáo. Hòa thượng Thích Duy Trấn làm Chủ nhiệm câu lạc bộ. Vận động người dân tham gia làm vệ sinh đường phố, cam kết không xả rác bừa bãi, không đốt vàng mã trong tang lễ, lễ hội và không rải vàng mã khi đưa tang… là những hoạt động mà câu lạc bộ này đã làm rất tốt trong thời gian qua. Mỗi đợt quét đường thường kéo dài một giờ đồng hồ, thu gom khoảng vài chục ký rác, phần lớn là rác thải nhựa. Số rác được thu gom, phân loại, làm sạch rồi bán ve chai, lấy tiền gây quỹ. Ban đầu, quỹ được trích mua gạo tặng các thành viên khó khăn, sau chuyển thành học bổng khuyến học cho con em trong câu lạc bộ.

Đưa người trẻ đến gần Phật pháp

Mặc dù diện tích chùa khá hạn chế nhưng vào mỗi cuối tuần, bên cạnh khóa tu dành cho người lớn, Đại đức Thích Minh Thạnh, Trụ trì chùa Thiên Khánh (Quận 6) đều thu xếp tổ chức những khóa tu ngắn hạn với mong muốn lan tỏa giá trị tốt đẹp của Phật pháp theo hướng gần gũi, dễ hiểu nhất dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng. Mỗi buổi tu tập kéo dài khoảng ba giờ đồng hồ, trong đó không đặt nặng việc thực hành lễ nghi, kiến thức cao sâu. Những bài học được “bình dân” hóa sao cho trẻ con cũng có thể hiểu rõ và thực hành ngay. Cùng với đó là các hoạt động liên hệ thực tế, kết nối cộng đồng, giúp mỗi phật tử thấu hiểu lời Phật dạy mà ứng dụng vào đời sống. Trụ trì chùa Thiên Khánh chia sẻ, nếu như khóa tu dành cho người lớn được tổ chức khá đơn giản, chủ yếu tập trung vào tụng kinh, niệm Phật, thiền hành thì hoạt động tại chùa dành cho giới trẻ luôn được đầu tư kỹ lưỡng và liên tục thay đổi chủ đề.

Người trẻ về chùa thường thích hát thiền ca, ngồi thiền nghe thuyết pháp về các lĩnh vực mà họ thật sự quan tâm. Nhưng thuyết pháp mãi dễ gây nhàm chán, vậy nên chùa tổ chức thành nhiều hoạt động khác nhau sao cho điều Phật dạy gắn liền với cuộc sống hiện đại. Có khi chương trình thuyết pháp được thay bằng buổi thảo luận nhỏ. Đại đức Thích Minh Thạnh đưa ra vài quan điểm về Phật giáo và chia phật tử trẻ thành nhiều nhóm để các bạn cùng nhau phân tích, nói lên suy nghĩ của mình. Có khi nhà chùa mời chuyên gia về chia sẻ các nội dung liên quan đến tâm lý, đời sống, sức khỏe. Khi thì mời người nổi tiếng đến trò chuyện. Hoạt động không quá phức tạp nhưng nội dung được chăm chút tỉ mỉ để sau mỗi khóa tu ngắn, khi trở về, các bạn cảm nhận rõ hơn về Phật giáo và nhận thấy lời Phật dạy không quá xa xôi. Đó là những điều dễ hiểu, dễ học, dễ làm theo. “Ngoài phục vụ tín ngưỡng, ngôi chùa còn có chức năng kết nối cộng đồng và giáo dục. Để tiếp cận người trẻ, chúng tôi chọn từng bước làm mới đạo Phật trên nhiều phương diện. Làm mới kiến trúc, đưa âm nhạc vào nghi lễ, giới thiệu những bài kinh thuần Việt hơn, làm mới cả nội dung tu tập sao cho mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái nhất khi tiếp cận”, Đại đức Thích Minh Thạnh cho hay.

Khóa tu dã ngoại do trụ trì chùa Thiên Khánh tổ chức đã khiến nhiều phật tử trẻ thay đổi góc nhìn về tu tập. Chọn địa điểm tổ chức là một ngôi chùa rộng tại tỉnh Long An với rất nhiều hoạt động gần gũi thiên nhiên, Đại đức Thích Minh Thạnh đưa người trẻ thành phố đến với những trải nghiệm thú vị tại đồng quê như cùng nhau thả diều, nướng khoai bắp, hát thiền ca giữa đồng… Mỗi khóa tu có khoảng 200 bạn trẻ tham gia. Tại đây, triết lý Phật giáo được truyền tải theo hướng nhẹ nhàng như một buổi trao đổi, lắng nghe. Mỗi bạn trẻ thoải mái nêu lên cảm nghĩ, thắc mắc và được nghe giải đáp bằng chính những lời Phật dạy. Tiễn phật tử quay về thành phố sau hai ngày tham gia khóa tu, nghe các bạn trẻ reo lên “Thầy nhớ tổ chức tiếp nha thầy”, Đại đức Thích Minh Thạnh biết hoạt động này đã chạm đến trái tim của họ.

Các lớp học, khóa tu dành cho trẻ em, thanh, thiếu niên cũng là mô hình được chùa Phước Thạnh (quận Tân Phú) nỗ lực duy trì suốt nhiều năm nay. Sáng chủ nhật hằng tuần, các bạn nhỏ tập trung đến chùa tham gia chuỗi hoạt động thay đổi luân phiên như tập Yoga, viết thư pháp, học tiếng Anh cùng các kỹ năng mềm trước khi bước vào học giáo lý. Sư cô Thích nữ Phước Tín, phụ trách các lớp học cho thiếu nhi tại chùa cho biết, khó nhất không phải tìm cách đưa phật tử nhỏ tuổi đến chùa mà làm sao giữ chân các em và truyền dạy được những điều bổ ích, thiết thực. Không yêu cầu phật tử nhỏ tuổi phải thuộc kinh hay tuân thủ các quy tắc quá khắt khe, tại mỗi khóa tu, Sư cô Phước Tín đều dạy giáo lý theo cách liên hệ những câu chuyện thực tế sao cho sống động, dễ hiểu: “Chỉ cần kết thúc mỗi buổi đến chùa, trẻ biết đâu là điều xấu nên tránh, điều tốt nên làm là được. Với phật tử nhỏ tuổi, tôi chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian lắng nghe và chịu khó phân tích từng chi tiết để các cháu hiểu, từ từ theo nếp. Tôi chọn dạy những điều đơn giản nhất như lễ nghi cần có trong gia đình, trường học hay cách giao tiếp, ứng xử với mọi người”.

“Thấy tôi cầm chổi quét đường, nhiều người hỏi “Sao thầy không lo việc của chùa, tự dưng đi quét đường làm chi cho cực thân”. Tôi luôn nói, mỗi người chung một tay thì thành phố mới sạch đẹp. Phật dạy rồi, điều tốt phải lan tỏa. Mỗi lần đi quét đường, gặp mấy cụ cao tuổi tôi đều rủ “Đi quét đường với thầy không?”. Lần đầu người ta nói không, mình kiên trì, vài lần sau đã thấy cầm chổi đợi sẵn. Cái này là hoạt động thiện nguyện, là việc tốt, mình làm gương sẽ có người làm theo, chứ ngồi chỉ tay năm ngón thì sao thành công được”, Hòa thượng Thích Duy Trấn, Trụ trì chùa Liên Hoa chia sẻ.

Theo MỸ DUNG, TÂM HIẾU (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.