Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 24/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi động thực hiện dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.

 
Một lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng Ê Đê cho trẻ em ở các buôn làng Đắk Lắk.
Một lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng Ê Đê cho trẻ em ở các buôn làng Đắk Lắk.


Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA) Hàn Quốc viện trợ 25.042 USD, tương đương 568.960.000 đồng; phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của người Ê Đê và người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Theo bản ghi nhớ hợp tác, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá và lựa chọn các địa phương trên địa bàn tỉnh liên quan đến vấn đề dự án và xây dựng kế hoạch triển khai dự án đạt được các kết quả tối ưu nhất.

Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động, chi tiêu và tiến độ của dự án nhằm đạt được các đầu ra của dự án; xây dựng kế hoạch giám sát, giám sát và quản lý kết quả dự án dựa trên các tiêu chí dành cho từng hoạt động và các báo cáo kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk .

Theo kế hoạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện dự án thông qua các hình thức như: Tổ chức lớp truyền dạy đánh cồng chiêng; cấp chiêng và trang phục truyền thống; phục dựng các nghi lễ truyền thống và sưu tầm một số bài chiêng trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống để tư liệu hóa làm cơ sở bảo tồn và truyền dạy…

Trước đó, vào ngày 22/4/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc đã tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác về thực hiện dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” bằng hình thức trực tuyến. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022 tại các huyện Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.

Theo NGUYỄN CÔNG LÝ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.