Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng mục Truyền thông Báo in xuất sắc (Best in Newspaper Marketing) trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông châu Á (Asian Media Awards) năm 2024 do WAN-IFRA tổ chức.

1-2323.jpg
Tổng Biên tập Lê Quốc Minh, đại diện Báo Nhân Dân nhận cúp lưu niệm tại buổi lễ trao giải. Ảnh: WAN-IFRA

Ngày 6/11/2024, tại Singapore, Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được Hiệp hội Báo chí và Nhà xuất bản Tin tức Thế giới (WAN-IFRA) trao giải Vàng, hạng mục Truyền thông Báo in xuất sắc (Best Marketing Strategy).

Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được thực hiện trong 6 tháng với 3 sản phẩm chủ lực: Chuyên trang Điện Biên Phủ (dienbienphu.nhandan.vn), phụ san báo ngày số 7/5/2024 và 2 triển lãm tương tác Chiến dịch Điện Biên Phủ (tại Hà Nội và Điện Biên Phủ).

Trong đó, Chuyên trang Điện Biên Phủ là cơ sở dữ diệu do Báo Nhân Dân và Viện Lịch sử Quân đội cùng xây dựng. Tính năng nổi bật nhất của Chuyên trang này là dòng dữ liệu được phân bố theo thời gian với 56 mốc, tái hiện 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ, cung cấp thông tin toàn diện về chiến dịch theo từng ngày. Với nguồn lực nội bộ, Báo Nhân Dân đã xây dựng Chuyên trang bằng 6 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha). Đây cũng là cơ sở dữ liệu quan trọng cho phụ san báo in số ngày 7/5/2024.

Vào ngày 7/5/2024, Báo Nhân Dân đã xuất bản phụ san tương tác panorama đính kèm số báo in hàng ngày, gồm 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch và 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR. Công nghệ này cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.

Phụ san này đã tạo nên một “cơn sốt” trong giới trẻ với 3 lượt tái bản, 300.000 phụ bản chỉ trong vòng 15 ngày.

Bạn đọc xếp hàng tại Báo Nhân Dân để nhận phụ san panorama vào tháng 5/2024.
Bạn đọc xếp hàng tại Báo Nhân Dân để nhận phụ san panorama vào tháng 5/2024.

Nhà báo Thi Uyên (thành viên nhóm tác giả) chia sẻ: “Nhóm phát triển mong muốn tạo ra một sản phẩm kết hợp công nghệ và báo in truyền thống. Cá nhân tôi hy vọng rằng trải nghiệm thực tế ảo tăng cường trên ấn phẩm 7/5 sẽ giúp gen Z thêm gần gũi và gắn bó với nội dung báo chí chính thống. Thay vì dùng kính phức tạp, toàn bộ trải nghiệm sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng trên điện thoại: Báo Nhân Dân - quét AR”.

Bên cạnh đó, Báo Nhân Dân đã tổ chức hai triển lãm tương tác tại Trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ. Chỉ trong vòng một tuần, các triển lãm này đã thu hút gần 30.000 du khách, trong đó phần lớn là thanh thiếu niên.

Trước đó, với phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo Nhân Dân giành giải thưởng cho hạng mục Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ, Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 (Sustainability and Print Innovation Awards), cũng do WAN-IFRA tổ chức.

Đánh giá về kết quả giải thưởng, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhận định: “Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam thường bị cuốn vào các sự kiện thời sự xảy ra liên tục mỗi ngày và chưa dành thời gian phù hợp cho việc thiết kế những chiến dịch dài hơi, gây ấn tượng mạnh. Dù chúng ta luôn sẵn có dữ liệu báo chí nhưng để xây dựng những tác phẩm chất lượng với cách làm đổi mới thì vẫn cần mất nhiều thời gian vật chất cũng như ý tưởng đột phá.

Giải thưởng quốc tế luôn là một nguồn động viên lớn, nhưng tác động của tuyến thông tin đối với công chúng, nhất là về những sự kiện trọng đại của đất nước, mới là điều quan trọng. Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thực sự đã tạo ra được trải nghiệm mới mẻ, thu hút sự chú ý của độc giả, đặc biệt là người trẻ, thậm chí được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao, và đó là điều giúp chúng tôi nhận ra rằng mình đang đi đúng hướng trong cách làm truyền thông kiểu mới”.

Thành lập từ năm 1948, mạng lưới của WAN-IFRA đến nay gồm 3.000 cơ quan xuất bản tin tức và công nghệ, cùng 60 hiệp hội báo chí thành viên ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. WAN-IFRA có trụ sở ở Pháp và Đức, cùng văn phòng ở Singapore, Ấn Độ và Mexico.

Theo UYỂN HƯƠNG (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.