Báo chí và ngôn ngữ: Sức mạnh lớn lao luôn đi cùng với trách nhiệm lớn lao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo chí, ngoài vị thế và những ảnh hưởng đặc biệt của nó, còn có một vai trò quan trọng nữa: làm chuẩn mực ngôn ngữ cho toàn xã hội. Nhưng vai trò này đang không được thể hiện tốt. Tệ hơn, là một sự đi xuống của ngôn ngữ truyền thông.
 
Khi bàn về tầm ảnh hưởng của báo chí, người ta thường nói đến khái niệm "Quyền lực thứ tư" - vai trò của báo chí trong giám sát xã hội, vai trò của một nền tảng then chốt phản ánh quan điểm, lợi ích và hệ giá trị của mọi thành phần trong xã hội.
Báo chí còn có một vai trò khác, không kém phần quan trọng, nhưng thường bị nhiều người làm báo ở Việt Nam lãng quên. Đó là vai trò làm chuẩn mực ngôn ngữ cho toàn xã hội.
Trước khi mất, Ben, bác của Peter Parker, tức Người Nhện, dặn cậu rằng: "Sức mạnh lớn lao luôn đi cùng với trách nhiệm lớn lao". Đứng trên phương diện ngôn ngữ, điều này có lẽ cũng là điều người làm báo, đặc biệt là báo lớn, có lượng độc giả đông đảo, nên tâm niệm.
Trên thế giới, các báo lớn hầu như đều có một văn bản được họ xem như Kinh Thánh về ngôn ngữ của riêng mình (trong phạm vi hiểu biết của mình, người viết xin tự giới hạn trong các báo tiếng Anh). The New York Times có The New York Times Manual of Style and Usage, ra đời năm 1950, được chỉnh sửa bổ sung vào các năm 1974, 1999, 2002 và 2015.
The Associated Press có AP Stylebook, được sửa đổi và tái bản hằng năm. Bên kia Đại Tây Dương, BBC có The BBC News Style Guide, còn The Economist cũng có The Economist Style Guide, đã qua 11 lần tái bản.
Nội dung những cuốn sách này có thể khác nhau đôi chút, nhưng đều nhắm đến mục đích chung: xác lập một thứ tiếng Anh chuẩn mực, không chỉ cho đội ngũ phóng viên, mà còn, thông qua tầm ảnh hưởng sâu rộng của tờ báo, cho đông đảo độc giả. Trên thực tế, uy tín của chúng đã vượt ra ngoài phạm vi nhỏ hẹp của một tòa soạn - AP Stylebook đến năm 2011 đã bán được hơn 2,5 triệu bản.
Nói vậy để thấy rằng các báo lớn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình và rất nghiêm túc trong việc thực hiện trách nhiệm ấy một cách quy củ, đều đặn, và minh bạch.
Ở Việt Nam, tiếc thay, điều đó hình như chưa xảy ra.
Thành thực mà nói, báo chí trong nước đã rất cố gắng để bắt kịp báo chí thế giới về chất lượng bài vở, công nghệ lẫn giao diện. So với 10 năm trước, báo chí đã có những bước tiến dài. Nhưng những cố gắng ấy dường như chưa được mở rộng sang phạm vi ngôn ngữ, nếu không muốn nói là ngược lại.
Quả thực tình trạng lỗi chính tả trên báo chí hiện nay đã làm người ta phải kinh ngạc. Đây không phải là vấn đề mới, người viết cũng hiểu rằng với áp lực của thời gian lẫn tần suất bài vở ngày càng dày đặc, việc mắc lỗi chính tả là dễ hiểu và có thể chấp nhận được ở một tỉ lệ nhất định.
Nhưng khi bài viết sai những chữ rất cơ bản, thậm chí vì "ngọng" l/n thì thật là ngoài sức chịu đựng của độc giả. Ở đây xin chưa bàn tới những cái tít báo lòng thòng, rối beng và tăm tối về ngữ nghĩa, cùng những bài báo sáo rỗng, sai trái và vô nghĩa.
Điều đáng nói thứ hai là chất lượng dịch thuật. Cho dù tự hào dân tộc đến đâu, chúng ta cũng phải thừa nhận thực tế là trong quan hệ ngôn ngữ với thế giới, Việt Nam ta ở thế tiếp nhận nhiều hơn là phát tán. Dịch thuật trong báo chí, do vậy, luôn đứng trên tuyến đầu trong việc làm phong phú thêm tiếng Việt.
Không chỉ du nhập những khái niệm mới, báo chí còn là nhân tố chủ đạo định hình tập quán dịch thuật trên phạm vi toàn quốc. Những cấu trúc, những cách xử lý trên báo sẽ được tiếp thu, lan tỏa rộng rãi, dần dà trở thành chuẩn mực. Bởi vậy, nếu báo chí dịch sai và dùng sai, cái sai này sẽ được khuếch đại lên nhiều lần, và sẽ di họa khôn lường.
Ngẫu nhiên mở một bài dịch bất kỳ trên báo mạng và đối chiếu với bản gốc, sẽ rất dễ dàng thấy lỗi sai. Ví dụ sau đây lấy từ một bài viết vừa được đăng lúc người viết đang gõ những dòng này: "Hai bên bắt đầu lời qua tiếng lại trên một khu vực rộng, không có hàng rào và một đội cảnh sát chống bạo động".
Nguyên văn là: "The two sides had been exchanging chants and taunts across a wide, fenced-off area, manned with riot police". Chỉ một câu đã có ba lỗi: họ lời qua tiếng lại từ trước (had been exchanging) chứ không phải mới bắt đầu; fenced-off là có rào chắn chứ không phải không có rào; và manned with riot police là có cảnh sát chống bạo động trấn giữ (có thể người dịch hiểu đúng song cách viết lại gây hiểu nhầm).
Nếu những lỗi kiểu này không xuất hiện ở mục thời sự, mà là mục tư vấn sức khỏe hoặc kinh nghiệm giáo dục thì không biết hệ quả sẽ thế nào? Rõ ràng, biên tập đã không hoàn thành trách nhiệm của người gác cổng (gatekeeper), khi để lọt lưới những bài dịch ẩu như vậy đến với độc giả.
Nhưng hai vấn đề này vẫn chưa là gì nếu so với hiện tượng thứ ba: âm thầm thay đổi tiếng Việt theo ý kiến chủ quan của mình. Theo quan sát của tôi, gần đây, qua khâu biên tập, một số báo mạng hàng đầu Việt Nam bắt đầu cắt gọt một cách có hệ thống những hư từ thường được sử dụng trong tiếng Việt: liên quan đến, đối đầu với, phụ thuộc vào, hóa thân thành, và hiện tượng này đã bắt đầu có dấu hiệu được bắt chước ở nhiều báo khác.
Nếu cách làm này chỉ dừng lại ở tít bài thì còn hiểu được, bởi trong báo chí quốc tế, tít bài có quy chuẩn riêng và không nhất thiết phải tuân thủ ngữ pháp chính tắc.
Nhưng cắt gọt triệt để ở mọi lúc mọi nơi thì quả là khó hiểu, khi "liên quan đến" và "liên quan tới" là cách hành văn chuẩn mực từ trước đến nay. Các ví dụ về cách dùng từ "liên quan" trong các từ điển tiếng Việt đều cho thấy điều này.
Dường như nhiều báo đang cố gắng theo đuổi cái "thực" mà coi thường cái "hư", vì thế các hư từ kiểu như đến, tới, vào, thành được coi là không có giá trị thông tin, và đáng bị lược bỏ, chỉ giữ lại thực từ.
Nhưng có lẽ họ quên mất rằng hư lại là nền cho thực, và một phần đáng kể cái hay, cái đẹp của tiếng Việt nằm ở chính hư từ. Hãy nhớ Phạm Thiên Thư: "Thôi thì thôi chỉ là phù vân, thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi". Một câu thơ gần như không có thực từ nhưng lại thực chưa từng thấy!
Hoặc, một tiền bối của Phạm thi sĩ trong dòng thơ lục bát: "Người mà đến thế thì thôi, đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi". Có cái thực nào đẹp bằng cái hư của câu sáu này chăng? Các hư từ không chỉ tạo ra mối liên kết cho các thực từ, nó còn tạo ra quãng nghỉ, nhịp điệu và tiết tấu cho câu văn.
Một câu văn bị loại hết hư từ sẽ trở nên ngây ngô, cứng nhắc, thiếu đi cái mềm mại, uyển chuyển của tiếng Việt. Nếu chỉ coi trọng cái thực mà loại bỏ cái hư, tinh lược ngôn ngữ một cách cơ học như vậy thì khác gì câu chuyện "Ở đây có bán cá tươi" từ lâu đã thành kinh điển?
Sau cùng, tôi rất hiểu ngôn ngữ là một thực thể không ngừng dung nạp, đào thải và tiến hóa. Không có gì là bất biến và luôn luôn đúng cả. Báo chí có quyền đổi mới, sáng tạo, thậm chí thách thức các tập quán cũ.
Chỉ có điều, những đổi mới ấy nên được thực hiện một cách thận trọng, có sự tham khảo kỹ lưỡng với các chuyên gia ngôn ngữ nếu thực sự định cách tân. Cuối cùng là phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, kêu gọi phản biện bằng cách công bố tài liệu quy chuẩn của mình về ngôn ngữ (style book).
Theo NHAM HOA (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...