Bằng giả Đại học Đông Đô: Cơ quan nào có quyền công khai danh tính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho đến nay, dư luận vẫn một mực đòi công khai danh tính những người mua bằng của Trường Đại học Đông Đô, nhưng các cơ sở đào tạo lại chờ ý kiến của các cơ quan cấp trên.

 Văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp.
Văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp.



Báo Lao Động ngày 18.12.2020 đăng bài Bằng giả Đại học Đông Đô: Tìm danh sách người mua chẳng có gì khó, nêu ý kiến: "Để điều tra tên tuổi người mua không khó. Trường Đại học Đông Đô bán bằng, nhưng trên danh nghĩa là học viên đã đi học, tốt nghiệp và được cấp bằng, danh sách được lưu theo quy định. Khi cần tìm, chỉ một click là ra tên tuổi. Vậy thì có gì khó mà lâu nay vẫn chưa công khai danh tính được".

Và đến nay, đã có thông tin cụ thể từ các cơ sở đào tạo về các trường hợp sử dụng bằng ngôn ngữ Anh giả của Đại học Đông Đô để học thạc sĩ, tiến sĩ: Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Học viện Khoa học xã hội có 7 trường hợp, Đại học Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, Học viện Báo chí-Tuyên truyền có 4 trường hợp.

Những người sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô đang trong thế tiến thoái lưỡng nan, có một số trường hợp xin rút nghiên cứu sinh, vì biết không rút cũng không xong.

Các trường hợp còn lại cũng không biết xài bằng ngôn ngữ Anh của Đại học Đông Đô vào việc gì vì đã "bể mánh". Có người muốn trả bằng để lấy tiền lui nhưng chưa chắc đã được như ý.

Cho dù trường hợp đã sử dụng rồi hay chưa sử dụng thì họ đều mong một điều, đó là không công khai danh tính, vì nếu bị bêu danh thì hỏng nhiều việc, nhất là những người sử dụng bằng cấp để thăng quan tiến chức.

Nhưng cho đến nay, việc ông khai danh tính có vẻ như đang được che chắn, đang muốn giấu giếm. Danh sách có sờ sờ đó, nhưng vẫn không công khai.

Cơ sở đào tạo thì không dám công khai, mà chờ cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan điều tra hay Bộ Giáo dục - Đào tạo?

Ví dụ, Học viện Khoa học xã hội cho rằng việc công khai danh tính của những người này hay không, Học viện Khoa học xã hội cho rằng thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.

Học viện Báo chí Tuyên truyền lại gửi báo cáo lên Bộ Giáo dục - Đào tạo và chờ kết luận của cơ quan điều tra và Bộ Giáo dục - Đào tạo thì mới có hướng xử lý.

Bộ Giáo dục - Đào tạo lại cho biết, việc công khai hay không công khai danh tính những cá nhân sử dụng văn bằng không hợp pháp, sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.

Vậy thì cơ quan nào có thẩm quyền công khai danh tính?

Tại sao Bộ Giáo dục - Đào tạo lại không đủ thẩm quyền công bố danh tính người sử dụng bằng giả?

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bang-gia-dai-hoc-dong-do-co-quan-nao-co-quyen-cong-khai-danh-tinh-865051.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.