Bàn về vấn nạn tự tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm nay, trong các cuộc họp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở Gia Lai, trong các báo cáo đều có đề cập đến nạn tự tử. Vấn nạn này đang ngày càng tăng ở đồng bào dân tộc thiểu số, không kể lứa tuổi, không phân biệt giới tính.

1. Hồi ấy là đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong một chuyến đi điền dã cùng đoàn của Giáo sư Tô Ngọc Thanh về xã Nam, huyện An Khê (hồi ấy đang là huyện), tỉnh Gia Lai-Kon Tum, tôi tận mắt chứng kiến cái chết do tự tử của một người đàn ông Bahnar.
 

 Nhiều người đến chia sẻ nỗi đau với gia đình ông Bsốt. Ảnh: V.H
Nhiều người đến chia sẻ nỗi đau với gia đình ông Bsốt. Ảnh: V.H

Hôm ấy làng săn được một con nai. Theo nguyên tắc, thịt nai sẽ được chia đều cho từng nhà, khách là chúng tôi cũng có phần. Công việc làm thịt rồi chia hoàn tất, mọi nhà đang đỏ lửa để thưởng thức món nai tươi kia thì nghe rất nhiều tiếng hú, tiếng hét, tiếng bước chân chạy rầm rập. Chúng tôi cũng chạy theo. Hồi này Fulro rất nhiều nên đoàn có anh du kích đi theo bảo vệ, anh này cũng xách súng chạy. Đến một cái nhà ở rìa làng, gần bờ suối, nơi mọi người đang tụ tập ở đấy thì thấy... một người đàn ông treo cổ tự vẫn. Lần hồi chắp nối thì hôm sau mới rõ là, thì ra khi anh này cầm phần thịt của mình về, cảm thấy nó ít hơn của những nhà khác, nghĩ là làng khinh mình (nhà anh này ở rìa làng, có vẻ nghèo hơn các nhà khác, hình như là dân ngụ cư), nên tự vẫn.

Hồi ấy tôi nghĩ, thì ra người Tây Nguyên rất trọng lẽ công bằng, sự sòng phẳng, kiểu như người Kinh có câu “đánh nhau chia gạo chào nhau ăn cơm”. Nhưng đến giờ, khi nạn tự tử trong người dân bản địa ở Gia Lai trở thành một hiện tượng thì mới biết, hình như có một điều gì đấy chưa lý giải được.

Tại Gia Lai, theo thống kê thì Kông Chro là huyện có nhiều người dân tộc thiểu số tự tử nhất trong tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 693 vụ tự tử, làm chết 119 người. Phần lớn những người tự tử là thanh niên và trung niên, những lao động chính trong gia đình. Theo Đại tá Lê Hoài Nam-Trưởng Công an huyện Kông Chro: “Lý do tự tử rất đơn giản như vợ chồng giận nhau, quan hệ tình cảm bị cấm cản, con đòi tiền mua xe máy không được, mẹ con bất đồng quan điểm, anh em mâu thuẫn, sống không có tiếng nói chung, bị la rầy nhiều lần, bị xúc phạm dẫn đến mặc cảm, xấu hổ, tự ti”.

Tỉnh ủy Gia Lai đã phải có những động thái rất quyết liệt vào cuộc, ngăn chặn, vận động, tuyên truyền; Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có hẳn những chuyên đề về nạn tự tử, các đoàn công tác về từng làng, từng xã, từng huyện tìm hiểu, phân tích rồi báo cáo, nhưng rồi cũng... chưa tìm ra nguyên nhân chính yếu, bởi họ tự tử không theo “quy luật” gì, những điều rất nhỏ nhặt cũng khiến người ta có thể tự tử. Những người am hiểu bảo, người Tây Nguyên rất trầm, ít biểu hiện thái độ, có gì là để trong bụng, và rồi cuối cùng chọn cách tự tử. Và về mặt nào đấy, theo phong tục từ xa xưa, chết chưa phải là hết, mà là sang sống ở một cõi tạm, phải đến khi làm lễ bỏ mả thì mới là chết chính thức, mới sang thế giới A tâu (người chết). Trong thời gian ở “cõi tạm” ấy, hàng ngày người nhà vẫn mang cơm nước ra bón cho người chết, người chết còn được chia của như người sống. Và thời gian “cõi tạm” kéo dài đến ba bốn năm, thậm chí là chục năm, tùy điều kiện từng nhà. Có khi nào vì họ coi cái chết nhẹ nhõm thế nên không đặt nặng chuyện sống chết? Và quả thực, đến các đám ma của người Tây Nguyên ít thấy họ khóc lóc vật vã đau đớn như người Kinh, nó lặn hết vào lòng, họ mổ heo, uống rượu và đánh chiêng chia tay người chết... Buồn quá, họ lấy dao cứa vào da, hoặc lấy cây củi đang cháy dụi vào ngực biểu hiện sự thương tiếc...

2. Hơn chục ngày nay, thông tin em Ksor Sôn, học sinh người Jrai tự tử chết nghi do không có áo mới mặc đi học gây xôn xao dư luận xã hội, khiến chúng tôi, những người ở cách nhà cháu chỉ chừng 20 km cũng thấy hoang mang.

Phải nói ngay điều này, Ia Grai là huyện giáp TP. Pleiku và xã Ia Dêr lại là xã đầu tiên của huyện liền địa giới với thành phố, so với các huyện khác, các xã khác thì đây không phải là nơi quá khó khăn, nếu không muốn nói là khá giả hơn các địa phương khác nhiều.

Trên đường ghé thăm và trao chút tiền hỗ trợ của vài người bạn ở TP. Hồ Chí Minh cho gia đình Ksor Sôn, chúng tôi ghé vào UBND xã thì gặp ngay Ksor Si-cán bộ Tư pháp, là anh rể của Ksor Sôn (lấy chị họ của Sôn). Không phải là Sôn không có áo đi học, Si bảo thế. Rồi khi gặp thì bố mẹ Sôn cũng nói thế. Gia đình đã đặt may quần áo cho em, hơn 300 ngàn đồng cả áo và quần, nhưng chưa kịp lấy, vì thợ may hứa vài ngày nữa xong. Như vậy chắc chắn Sôn sẽ có quần áo mới để mặc khai giảng và em biết thế, chứ không phải là vì bộ quần áo mà em tự tử. Cũng như thế, không phải anh trai của Si “cũng tự tử” cách đấy hơn năm như một vài tờ báo thông tin, mà đấy chỉ là một người bà con xa.

Gia cảnh nhà Sôn có khó khăn nhưng không phải là quá khó như những nhà khác chúng tôi đã từng đến. Có sân xi măng, nhà tôn, có vườn cà phê.  Bố em là BSốt, người Bahnar, hồi nhỏ nghịch thuốc súng, bị cháy và bỏng, cử động có khó khăn, nhưng vẫn lao động được. Với một gia đình Jrai bình thường thì nhà em không đến nỗi. Nói chuyện với bố mẹ Sôn, với Si, với chị gái Sôn... chúng tôi đều nhận được thông tin rằng em tự vẫn không phải do cái áo 120 ngàn đồng như báo chí đưa thời gian qua, không phải do quá nghèo như suy diễn. Ngoài ra, theo như bố mẹ, anh chị và cả thầy-cô giáo nhận xét thì Sôn cũng không đến nỗi bế tắc vì em này hoàn toàn không có biểu hiện ấy... Cũng như thế, các vụ tự tử của nhiều người Tây Nguyên bản địa ở Gia Lai như dẫn phía trên cũng đều... chưa tìm ra nguyên nhân, chưa đúc kết được quy luật.

Nhưng dù sao thì em cũng đã mất, quá đau xót, không chỉ cho bố mẹ em, mà cho bất cứ ai biết chuyện. Thôi hãy yên nghỉ nhé Ksor Sôn. Nếu biết cái chết của mình gây xôn xao xã hội thế, bị suy diễn nhiều thế, có khi em lại không dại dột thế...

Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.