5 điều về lương tháng 13 người lao động nên biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pháp luật lao động không có định nghĩa về lương tháng 13 tuy nhiên, có thể hiểu đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động.

1 - Lương tháng 13 là gì?

Hiện nay, pháp luật lao động không có định nghĩa về lương tháng 13. Tuy nhiên, có thể hiểu lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động vào dịp cuối năm nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích người lao động làm việc.

Pháp luật lao động không có định nghĩa về lương tháng 13 tuy nhiên, có thể hiểu đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động
Pháp luật lao động không có định nghĩa về lương tháng 13 tuy nhiên, có thể hiểu đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động

2 - Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?

Như đã phân tích ở trên thì lương tháng 13 chỉ là khoản tiền thưởng cuối năm mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

Về tiền thưởng, theo Điều 104 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau: - Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Do đó, việc thưởng hay không sẽ do người sử dụng lao động quyết định, nếu trong quy chế thưởng có quyết định về việc thưởng cho nhân viên vào dịp cuối năm thì người lao động vẫn sẽ được thưởng vào dịp này.

3 - Lương tháng 13 có phải nộp thuế TNCN không?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, theo điểm e, khoản 1, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng phải đóng thuế TNCN trừ tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua hoặc do Nhà nước phong tặng; kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế; về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh…

Như vậy, tiền lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.

4 - Làm chưa đủ 12 tháng có được lương tháng 13 không?

Hiện nay, không có quy định bắt buộc người lao động phải làm việc đủ 12 tháng (1 năm) mới được nhận lương tháng 13. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện riêng để xác định lương tháng 13 cho người lao động.

Tiền lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Tiền lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Tuy nhiên, thông thường để hưởng lương tháng 13 người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Có hợp đồng lao động bằng văn bản xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;

- Có thời gian làm việc liên tục từ 01 tháng trở lên tính đến thời điểm tính lương tháng 13;

- Vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng thứ 13.

5 - Cách tính lương tháng 13 phổ biến hiện nay

Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12: Nhiều doanh nghiệp hiện đang áp dụng cách tính lương thưởng tháng 13 đối với người lao động bằng đúng số lương tháng 12 mà họ nhận được.

Theo Hồng Đào (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.