Bàn thảo về văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Nguyễn Thế Kỷ nói ông đã giao cho một số thành viên của hội đồng nghiên cứu, sau đó có thể tổ chức các bàn tròn văn học, các hội thảo, tọa đàm về văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975.

 Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng trao tặng thưởng mức A cho 4 tác giả được tặng thưởng của Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2019 - Ảnh: T.ĐIỂU
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng trao tặng thưởng mức A cho 4 tác giả được tặng thưởng của Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2019 - Ảnh: T.ĐIỂU


Góp ý tại kỳ họp thứ 8 của Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật diễn ra chiều 12-8 tại Hà Nội, nhà thơ Lê Thành Nghị than phiền về việc nhiều kế hoạch, dự định hoạt động của hội đồng thời gian qua chưa được thực hiện tốt.

Điển hình là Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa tổ chức được chuyên đề bàn tròn thơ của các nhà thơ miền Nam như có vài ý kiến gần đây đề xuất hội đồng cần làm.

"Nhiệm kỳ trước chưa làm được và nhiệm kỳ này cũng chưa làm được. Thơ miền Bắc thì chúng ta đọc thuộc, thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên chúng ta thuộc, nhưng thơ miền Nam mấy ai đã biết thơ Thanh Tâm Tuyền có gì hay và chưa hay, thơ Tô Thùy Yên có gì hay, chưa hay", nhà thơ Lê Thành Nghị nói.

 

Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Nguyễn Thế Kỷ và phó chủ tịch thường trực hội đồng Phan Trọng Thưởng điều hành kỳ họp thứ 8 của hội đồng vào chiều 12-8 - Ảnh: T.ĐIỂU
Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Nguyễn Thế Kỷ và phó chủ tịch thường trực hội đồng Phan Trọng Thưởng điều hành kỳ họp thứ 8 của hội đồng vào chiều 12-8 - Ảnh: T.ĐIỂU


Tác phẩm nào tốt nên được nhìn nhận

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về câu chuyện này, giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Nguyễn Thế Kỷ khẳng định, với chức năng của mình, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cũng cần định hướng cho công chúng và giới sáng tác có hiểu biết nhất định về văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Ông Kỷ nói, trước 1975 ở miền Nam có 3 dòng văn học. Một là dòng văn học cách mạng, chủ yếu trong các chiến khu, các bưng biền, ở đô thị. Hai là dòng văn học yêu nước của tầng lớp trí thức, các văn nghệ sĩ, họ đi với nhân dân, với đất nước...

Và dòng thứ ba của một bộ phận phục vụ cho chế độ Việt Nam cộng hòa và đế quốc Mỹ. Trong số đó có cả những sĩ quan tâm lý chiến của chính quyền cũ.

Tuy nhiên, ông Kỷ cho rằng đất nước đã thống nhất gần 50 năm rồi. Chưa nói đến yêu cầu hòa hợp, hòa giải dân tộc thì người Việt vốn có tinh thần gạn đục khơi trong, nên tác phẩm nào tốt thì cần có sự thừa nhận, quảng bá...

 

Tạp văn của Tràng Thiên - một tác giả văn học miền Nam trước 1975, được xuất bản gần đây - Ảnh: T.ĐIỂU
Tạp văn của Tràng Thiên - một tác giả văn học miền Nam trước 1975, được xuất bản gần đây - Ảnh: T.ĐIỂU



Đã đến lúc phải bàn thảo về văn học nghệ thuật miền Nam

Vì vậy, với một vài ý kiến nêu ra gần đây rằng Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần phải tổ chức tọa đàm về văn học miền Nam trước 1975, ông Kỷ cho biết ông đã trao đổi với các nhà khoa học trong hội đồng trên quan điểm là những vấn đề này hội đồng phải "hết sức quan tâm chứ không bỏ qua".

Ông Kỷ cho hay ông đã giao cho một số thành viên của hội đồng nghiên cứu sâu hơn, sau đó có những đề tài trình bày trước hội đồng và cũng có thể tổ chức các bàn tròn văn học, các hội thảo, tọa đàm để nhìn nhận vấn đề này vừa khoa học, khách quan và nhân văn.

"Cái này hội đồng phải làm. Nhưng nhanh hay chậm, thuyết phục hay không thuyết phục thì cần năng lực, trách nhiệm, thái độ trách nhiệm với lịch sử, với đất nước, với nhân dân, làm sao để cởi bỏ những khúc mắc, hóa giải hận thù", ông Kỷ khẳng định.

Về câu chuyện ứng xử với văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhà thơ Trần Đăng Khoa - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, thành viên Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật - cho biết từ lâu một số cơ quan báo chí như báo Văn Nghệ, tạp chí Nhà Văn và Tác Phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam, một vài nhà xuất bản đã in, giới thiệu nhiều tác phẩm văn học miền Nam trước 1975.

Bởi lẽ theo ông, văn học nghệ thuật miền Nam có nhiều tác phẩm hoàn toàn nhân bản, không chống lại cách mạng, ví như các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cuộc tọa đàm nào về dòng văn học này.

Theo ông Khoa, bây giờ là lúc cần tổ chức tọa đàm về văn học nghệ thuật của các tác giả miền Nam trước 1975, bởi "non sông đã một dải gần 50 năm rồi".

 

 
Tác giả 8X Vũ Hiệp được tặng thưởng mức A của Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật - Ảnh: T.ĐIỂU
Tác giả 8X Vũ Hiệp được tặng thưởng mức A của Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật - Ảnh: T.ĐIỂU



Sách lý luận phê bình của 8X được tặng thưởng mức cao nhất của Ban Bí thư

Tối 12-8, tại Hà Nội, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức lễ trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho 15 tác phẩm, trong đó, 4 tác phẩm được trao mức A, 7 tác phẩm được trao mức B, 4 tác phẩm được trao mức C. Hội đồng cũng trao tặng thưởng cho 7 cơ quan, đơn vị (nhà xuất bản, cơ quan báo chí) đã công bố nhiều tác phẩm có đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2019.

Trong đó, một mức thưởng A được trao cho cuốn Nghệ thuật dưới góc độ di truyền (lĩnh vực mỹ thuật) của 8X Vũ Hiệp. Sinh năm 1982, Vũ Hiệp là một kiến trúc sư, giảng viên đại học nhưng anh đã có nhiều đầu sách lý luận đáng chú ý. Trước đó, cuốn Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật (NXB Mỹ Thuật, 2018) của anh cũng được trao giải bạc - Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2018 và giải B - Giải thưởng sách quốc gia Việt Nam lần thứ 2-2019.

Theo THIÊN ĐIỂU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.