Ban đầu bị kêu là "khùng", ai ngờ hotgril Đắk Lắk lại làm ra mỹ phẩm từ trái bơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ thất bại khi mày mò chế biến thực phẩm bơ, chị Phạm Thị Thu Hằng nghĩ ra ý tưởng làm mỹ phẩm từ trái bơ. Với việc làm ra các sản phẩm từ trái bơ, chị Hằng mong muốn tìm ra một hướng đi tốt hơn cho các loại nông sản, dược liệu khác trên đất Tây Nguyên.
 
Vị "đắng" từ trái bơ
Lớn lên tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, chị Phạm Thị Thu Hằng (34 tuổi) vốn đã quen thuộc với các loại cây trồng trong khu vườn rộng gần 1ha của bố mẹ. 
"Không kể các giống bơ mới như bơ booth, bơ 034, bơ hass…mà các giống bơ thực sinh vốn đã cho ra trái chất lượng tốt, dinh dưỡng cao. Cây bơ ở Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên trồng rất nhiều, sản lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, loại trái này vẫn khá xa lạ. Người dân không có cơ hội mua hoặc không có thói quen sử dụng trái bơ..." - chị Hằng chia sẻ.
Quả bơ, loại trái cây đặc sản của quê hương Đắk Lắk là nguồn cảm hứng khởi nghiệp của chị Hằng.
Quả bơ, loại trái cây đặc sản của quê hương Đắk Lắk là nguồn cảm hứng khởi nghiệp của chị Hằng.
Thấy các sản phẩm chế biến từ cây bơ, từ trái bơ còn nghèo nàn, năm 2016, chị Hằng cùng vài người bạn đã thử nghiệm làm thực phẩm chế biến từ quả bơ. Đó là bột bơ và dầu bơ. Chị Hằng chỉ chọn mua các loại bơ thực sinh có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên với giá thấp hơn để gửi ra cơ sở chế biến tại miền Bắc.
Mẻ bơ chế biến đầu tiên được đóng gói và gửi ngược về Đắk Lắk. Kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, chị Hằng cười: "Bột bơ cho vị đắng nghét vì quá trình chế biến có nhiệt. Không thể ăn được. Dầu bơ ép ra cho chất lượng tốt nhưng giá thành 1 lít dầu bơ vẫn quá cao so với dầu bơ nhập khẩu, không thể cạnh tranh. Ý tưởng làm thực phẩm từ quả bơ của mình bị phá sản".
Cũng vì cái chuyện chế biến quả bơ thành thực phẩm mà nhiều người kêu chị Hằng là "khùng". Người thông cảm thì động viên "đừng có buồn", "nghĩ cách khác xem"...
Sản phẩm dầu dưỡng da và bột đắp mặt nạ từ trái bơ của chị Phạm Thị Thu Hằng.
Sản phẩm dầu dưỡng da và bột đắp mặt nạ từ trái bơ của chị Phạm Thị Thu Hằng.
"Cái khó ló cái khôn", không dùng bơ làm thực phẩm chế biến được thì chị Hằng nảy ra ý tưởng dùng bột bơ, dầu bơ làm mỹ phẩm. 
Ngoài các sản phẩm thô, dùng trực tiếp, chị còn tự tìm hiểu cách làm nhiều loại mỹ phẩm nguyên liệu từ thiên nhiên để nâng cao giá trị sản phẩm từ quả bơ.
 Chị Hằng cho rằng những kiến thức từ chuyên ngành sinh học đã từng học hỗ trợ chị rất nhiều. Việc tìm hiểu về các chỉ số, hàm lượng chất…trong làm mỹ phẩm từ trái bơ trở nên dễ dàng hơn.
Rời bục giảng về làm mỹ phẩm từ trái bơ
Chị Hằng vốn là một giáo viên, không có kinh nghiệm trong kinh doanh nên sau hoàn thiện loại mỹ phẩm từ trái bơ, bán hàng là một bài toán khó. Thời gian đầu, chị Hằng chỉ bán nhỏ giọt cho bạn bè, người thân rồi ngưng hẳn. 
Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên không thể bảo quản lâu, dần dần hư hại. "Cũng nhờ vậy mình đã nhận ra tầm quan trọng của truyền thông sản phẩm cùng nhiều kỹ năng khác mà người khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là kinh doanh nông sản phải trau dồi" – chị Hằng nói.
Chị Hằng giới thiệu nguyên liệu thảo mộc dùng để chế biến thành xà phòng, trà gội đầu, trà xông mặt...
Chị Hằng giới thiệu nguyên liệu thảo mộc dùng để chế biến thành xà phòng, trà gội đầu, trà xông mặt...
Sau nhiều lần được địa phương giới thiệu, hỗ trợ tham dự các chương trình, hội trợ xúc tiến thương mại, chị Hằng có cơ hội tiếp xúc và trở lại hoàn thiện sản phẩm mỹ phẩm từ trái bơ tốt hơn.
Hiện nay, ngoài bơ, chị còn làm xà phòng, tinh dầu, trà gội đầu, son môi, dầu dưỡng da, trà xông mặt từ các loại nông sản và dược liệu như chanh dây, trái gấc, trái mắc ca, lá chè xanh, lá dâu tằm, củ hà thủ ô, vỏ quế… Tất cả đều là nguồn nguyên liệu có sẵn tại các tỉnh Tây Nguyên.
Lựa chọn khởi nghiệp từ trái bơ, chị Hằng biết rằng mình đã chọn một con đường mới gian nan mà trước đó rất ít người dám đi. Tháng 11/2019, chị Hằng đã quyết định dừng hẳn việc giảng dạy tại trường học để tập trung vào kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh của bản thân.
"Có nhiều bạn trẻ cũng đang khởi nghiệp xin lời khuyên nhưng mình cũng không biết nên khuyên điều gì. Mình chỉ hiểu về công việc mình đang làm còn các lĩnh vực khác, mình hoàn toàn không rõ. Nhưng với mình, khởi nghiệp nông nghiệp là một con đường khó, không có màu hồng" – chị Phạm Thị Thu Hằng chia sẻ.
"Có nhiều bạn trẻ cũng đang khởi nghiệp xin lời khuyên nhưng mình cũng không biết nên khuyên điều gì. Mình chỉ hiểu về công việc mình đang làm còn các lĩnh vực khác, mình hoàn toàn không rõ. Nhưng với mình, khởi nghiệp nông nghiệp là một con đường khó, không có màu hồng" – chị Phạm Thị Thu Hằng chia sẻ.
Sau 4 năm khởi nghiệp, hiện chị Phạm Thị Thu Hằng đã cho ra mắt thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Pam's soap, hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. 
Chia sẻ thêm, chị Hằng vẫn ấp ủ mong ước trở lại với ý tưởng chế biến thực phẩm từ quả bơ cho dù đã 1 lần thất bài và tiếp tục tạo ra các sản phẩm chế biến sâu khác để nâng cao giá trị nông sản, dược liệu của quê hương.
Theo Phạm Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.