Bài học từ lá mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi có nhiều năm rong ruổi ở các làng Bahnar, Jrai. Nhờ đó, ăn cơm cùng lá mì với tôi là một sự bình thường. Vậy mà có một sự thật liên quan, cho đến mãi sau này, tôi mới biết.

Bây giờ, lá mì đã trở thành đặc sản. Các tour du lịch ở Tây Nguyên thường đưa món ăn này lên đầu bảng cùng với cơm lam, gà nướng. Nhiều nhà hàng cũng luôn sẵn sàng phục vụ thực khách các món được chế biến từ lá mì như: lá mì cà đắng, lá mì thịt hộp…

Ở làng, những năm kinh tế còn khó, lá mì thường chỉ đồng hành cùng muối và ớt, có thêm chút bột ngọt đã là... xa xỉ. Năm thì mười họa, nhân dịp gia đình mổ heo hay giết gà để cúng, món lá mì có thêm chút thịt ba chỉ hoặc bộ lòng mề thái nhỏ, được xem là đẳng cấp nhất của sự sang trọng rồi. Lá mì giã nhuyễn trong cối gỗ hoặc được nấu như canh đặc trong nồi là 2 món chủ lực gần như quanh năm ở làng. Lá mì hẳn không có chất bổ gì đáng kể, nhưng trong hoàn cảnh bắt buộc thì nó lại là một sự lựa chọn của đại đa số các cộng đồng cư dân Tây Nguyên.

Lá mì đã trở thành đặc sản ẩm thực không chỉ ở Gia Lai. Ảnh: N.Q.T

Lá mì đã trở thành đặc sản ẩm thực không chỉ ở Gia Lai. Ảnh: N.Q.T

Lá mì là cách gọi chung. Trên thực tế, nhiều người, trong đó có tôi, thường hái lá non và bẻ ngang ngọn cây mì về làm món. Ngọn mì non luộc ăn bùi bùi rất thích nhưng ở làng, vô cùng ít nếu không muốn nói là không ai ăn ngọn mì. Bà con thường chọn lá mì bánh tẻ (không quá non), rửa sạch, vò kỹ, vắt nước đi rồi cho vào cối để giã hoặc bỏ vào nồi để nấu. Nhiều năm quan sát, tôi không thấy người ở làng bẻ ngọn mì hay bứt những lá quá non để chế biến món ăn.

Trong những lần về làng có nấu ăn chung, tôi thường xung phong đi hái lá mì. Để cho nhanh và món ăn ngon hơn, tôi luôn chọn những chỗ mì tốt và bẻ ngang một số ngọn cây, sau đó về bếp lựa chọn lại một lần nữa. Đồng nghiệp đi cùng khen tôi tháo vát, trong khi bà con Bahnar, Jrai có mặt khi đó lại chỉ tủm tỉm cười. Họ không khen cũng không chê, chỉ lặng lẽ chế biến món ăn. Chưa bao giờ tôi thấy việc ấy là lạ nên cũng không hỏi lại xem mình đi lấy lá mì như thế có đúng không. Phải rất lâu sau này, tôi mới biết mình đã sai.

Việc luôn thấy những rẫy mì bát ngát quanh làng, thậm chí ngay sau vườn nhà hoặc um tùm nơi hàng rào đã cho tôi một suy nghĩ rằng: Lượng lá của thứ cây dễ trồng ấy được hái làm thức ăn cho một bữa chẳng đáng là bao, nên cứ lấy tùy thích. Hơn thế, thay vì hái lá, tôi thường bẻ cả ngọn cây mì, một điều không cấm kỵ nhưng rất hiếm khi xảy ra ở làng, nhất là đối với những người cao tuổi. Theo các ông bà, cây có cái ngọn để vươn lên, mình bẻ đi thì nó đớn đau đã đành, mà củ mì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều. Khi nghe điều này, tôi đã cố cãi lại, đại ý: Bẻ mấy cây thôi, đâu phải bẻ cả rẫy mì mà lo? Những người cao tuổi đã nhỏ nhẹ nhắc nhở tôi rằng: Bẻ được một cây là bẻ được cả rẫy. Ở làng không ai làm thế.

Sau này, khi hiểu biết hơn về buôn làng một chút, mỗi lần nghĩ về món lá mì, tôi lại thấy hiện lên trước mắt mình những vùng đất cằn cỗi đã đi qua. Ở đó, mùa nắng nóng, hái lá mì xong, bà con phải rũ bụi đi trước khi rửa sạch để chế biến. Tôi ăn lá mì nhiều đến mức thành thói quen, lâu không được ăn thì thấy nhớ. Nhưng tôi đã không để ý, không hiểu được kỹ năng và triết lý sống của người Bahnar, Jrai về món đồ ăn này. Từ bài học về lá mì, tôi càng hiểu thêm vì sao xưa kia người Tây Nguyên lại “ăn rừng” không giống như ngày nay; vì sao trước khi chặt một cây xanh, bà con luôn phải cúng xin thần linh.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).