Bài học từ 30.000 tấn rác bị từ chối của Trà Vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Để ứ đọng 30.000 tấn rác, đốt không được, dọn không xong, cậy Cần Thơ nhờ đốt giúp thì bị từ chối. Đó là bi kịch rác của tỉnh Trà Vinh.
 

Lượng rác tập kết ùn ứ tại xung quanh khu vực Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Trà Vinh ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: P.V
Lượng rác tập kết ùn ứ tại xung quanh khu vực Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Trà Vinh ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: P.V


Tỉnh Trà Vinh bị ứ đọng rác đến mức “chịu không thấu”, nên gửi công văn đến UBND Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long về việc hỗ trợ tuyến đường vận chuyển rác thải sinh hoạt từ tỉnh Trà Vinh đến TP.Cần Thơ để xử lý.

Nhưng Thành phố Cần Thơ không dại dột hứng 30.000 tấn rác từ Trà Vinh, bởi vì lo xử lý rác ở địa phương còn chưa xong, ôm thêm rác của địa phương khác coi chừng mang họa.

Thành phố Cần Thơ đưa lý do từ chối thẳng thừng, đó là hiện nay, nhà máy đốt rác phát điện ở Cần Thơ có công suất thiết kế vẫn đốt chưa hết rác ở địa phương, thành phố cũng có chủ trương không nhận rác từ địa phương khác.

Thế là tỉnh Trà Vinh lại phải ôm đống rác của bao nhiêu năm nay, nhưng ông Nguyễn Trung Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh - khẳng định với Báo Lao Động rằng: “Việc Cần Thơ từ chối cũng không có vấn đề gì. Chúng tôi sẽ có những giải pháp khác để xử lý lượng rác thải này. Hiện tỉnh đang liên hệ với một doanh nghiệp, có thể sẽ thực hiện phương pháp tiêu hủy luôn toàn bộ số rác này bằng công nghệ mới”.

Ông Phó Chủ tịch tỉnh tự tin như vậy, nhưng việc này e khó, bởi vì bao nhiêu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã bế tắc trong việc xử lý rác, mới có hậu quả như ngày hôm nay. Nếu như tỉnh Trà Vinh làm tốt công việc xử lý rác, thì không thể có chuyện nhờ địa phương bạn xử lý rác giúp nhà mình.

Hay nói đúng hơn, tỉnh Trà Vinh đã từng triển khai 2 dự án xử lý rác, nhưng không xử lý được gì. Năm 2016, triển khai dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác TP.Trà Vinh” với tổng kinh phí hơn 97 tỉ đồng, nhưng thất bại vì có nhiều sai phạm. Năm 2017, tỉnh Trà Vinh khởi công “Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt”, dự án này cũng có nhiều sai phạm nên không xử lý được rác.

Đây không chỉ là bi kịch rác của riêng Trà Vinh, mà nhiều địa phương khác đều đang lâm vào cảnh này. Báo Lao Động từng có bài: “Nhà máy rác khởi công rồi để đó, bãi rác Bạc Liêu chất cao như núi” là một ví dụ. Và còn nhiều nhà máy xử lý rác đầu tư nhiều tiền nhưng đắp chiếu rất lãng phí.

Dọn rác để cho phố phường sạch đẹp, đó là chữa bệnh ngoài da. Còn xử lý rác hiệu quả là chữa bệnh trong lục phủ ngũ tạng. Xây dựng ý thức để cho cả cộng đồng không xả rác là chữa bệnh trong não.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bai-hoc-tu-30000-tan-rac-bi-tu-choi-cua-tra-vinh-851415.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.