Bác sĩ Vũ Hán chuyển màu da nâu vì nhiễm Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, thuộc Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, có làn da chuyển màu nâu sau một thời gian chống chọi với Covid-19
Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, đều 42 tuổi, bị nhiễm nCoV trong khi điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán hồi tháng một. Họ là đồng nghiệp với bác sĩ Lý Văn Lượng, người từng bị cảnh sát triệu tập vì cảnh báo về nCoV và đã qua đời hôm 7/2 do mắc Covid-19.   
Cả ông Yi và ông Hu đều được xác định dương tính hôm 18/1, ban đầu được đưa vào Bệnh viện Phổi Vũ Hán điều trị, sau đó chuyển viện hai lần, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Bác sĩ Li Shusheng, người điều trị cho cả ông Yi và ông Hu, cho biết da của họ chuyển thành màu nâu do nCoV gây tổn hại gan, dẫn tới mất cân bằng hormone. Ngoài ra, ông cũng nghi ngờ một loại thuốc mà họ tiếp nhận ở giai đoạn điều trị ban đầu có tác dụng phụ, làm sẫm màu da.  
Ông Li dự kiến da của hai bệnh nhân này sẽ trở lại bình thường sau khi chức năng gan của họ cải thiện.
 
Bác sĩ Yi trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Wuhan Central Hospital, Beịing Satellite TV
Sau 39 ngày được can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể), sức khoẻ của ông Yi, một bác sĩ tim mạch, mới tiến triển. Chia sẻ từ giường bệnh hôm 20/4, ông cho biết mình gần như đã hồi phục, có thể cử động bình thường trên giường, nhưng tự đi lại vẫn khó khăn.
Yi thừa nhận chuỗi ngày giành giật sự sống với Covid-19 khiến ông rất đau đớn.   
"Khi mới tỉnh lại, nhất là sau khi biết tình trạng của mình, tôi rất sợ hãi. Tôi thường xuyên gặp ác mộng", ông nói. 
Yi dần dần vượt qua rào cản tâm lý nhờ được các bác sĩ động viên và tư vấn. Hiện ông được chăm sóc tại khoa thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật của Vũ Hán.
Tình trạng của ông Hu nghiêm trọng hơn. Bác sĩ tiết niệu này đã nằm liệt giường 99 ngày và sức khỏe tổng thể của ông rất yếu, bác sĩ Li cho biết. Ông Li cũng rất lo lắng về sức khoẻ tinh thần của người đồng nghiệp.
"Anh ấy không ngừng nói chuyện với các bác sĩ khi họ đến kiểm tra", ông Li nói.
Ông Hu được can thiệp ECMO từ hôm 7/2 đến 22/3 và lấy lại khả năng nói hôm 11/4. Hiện ông nằm tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Vũ Hán.
 
 Bác sĩ Hu trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Pear Video, Beịing Satellite TV
Trung Quốc gần như đã kiểm soát được Covid-19 với số ca nhiễm mới hàng ngày tăng nhẹ và không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca nhiễm nCoV ở nước này là hơn 82.700, trong đó hơn 4.600 người chết.  
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán hôm 17/4 tuyên bố sửa lại số người chết vì nCoV ở thành phố từ gần 2.600 lên gần 3.900, tăng 50% so với báo cáo trước đó. Số ca nhiễm cũng được điều chỉnh, tăng thêm hơn 300 ca, từ hơn 50.000 lên hơn 50.300. Vũ Hán đã dỡ lệnh phong toả từ hôm 8/4, nối lại các hoạt động giao thông và sản xuất, nhưng một số biện pháp phòng dịch vẫn được duy trì.  
Dân Việt (Anh Ngọc VNE)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.