Từ vũ trụ trở về giữa dịch Covid-19, ba phi hành gia thấy thế giới trở nên xa lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ba phi hành gia của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) quay trở lại Trái đất giữa dịch Covid-19, sau hơn 200 ngày làm nhiệm vụ ngoài không gian.

 

Theo CNN, tình hình ở dưới mặt đất đã trở nên rất khác kể từ khi 3 phi hành gia nhận nhiệm vụ trên trạm ISS. Cả 3 phi hành gia đều hạ cánh an toàn vào ngày 17.4 ở thảo nguyên gần Dzhezkazgan, Kazakhstan.

Hai phi hành gia người Mỹ Jessica Meir và Andrew Morgan cùng nhà du hành người Nga Russian Oleg Skripochka là những người trở về Trái đất lần này. Morgan đã sống trên trạm ISS suốt 9 tháng còn Meir và Skripochka bắt đầu lên trạm ISS cách đây 6 tháng.

Trả lời phỏng vấn khi còn ở trạm ISS, Meir và Morgan nói họ vẫn theo dõi thường xuyên diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở Trái đất. Nhưng vì theo dõi từ khoảng cách rất xa nên chưa cảm nhận rõ.

“Chúng tôi có nói chuyện với gia đình, bạn bè, nhờ họ mô tả tình hình dưới mặt đất. Ở trên này, thật khó có thể cảm nhận cuộc sống sẽ khác biệt như thế nào khi chúng tôi quay trở lại”.


 

Nữ phi hành gia trở về Trái đất hôm 17.4.
Nữ phi hành gia trở về Trái đất hôm 17.4.



Các phi hành gia sớm nhận ra dấu hiệu thay đổi khi chào đón ba người là đội cứu hộ đeo khẩu trang và găng tay cao su, thay vì màn chào hỏi và ôm hôn như thường lệ.

Nhà chức trách Nga cho biết, nhóm nhân viên được giao hỗ trợ phi hành đoàn đã trải qua theo dõi y tế trong một tháng và thường xuyên được xét nghiệm Covid-19.

Sau khi kiểm tra sức khỏe, các phi hành gia lên máy bay trực thăng tới Baikonur, bãi phóng của Nga trên thảo nguyên Kazakhstan. 3 phi hành gia tạm biệt nhau ở đây.

Skripochka bay về Moscow còn Morgan và Meir phải trải qua hành trình dài gần 320 km bằng xe hơi tới thành phố Kyzylorda. Đây là nơi gần nhất hai phi hành gia có thể đáp chuyến ba về Mỹ, các sân bay gần hơn đều ngừng hoạt động vì dịch Covid-19.

"Chúng tôi cảm thấy hơi khó khăn khi quay trở về một hành tinh khác biệt", Meir chia sẻ trong buổi phỏng vấn ở trên trạm ISS hồi đầu tuần. "Chúng tôi là ba người xa lạ với tình huống hiện nay. Hàng tỷ người đã quen với cuộc sống này theo cách nào đó nhưng chúng tôi thì không".

Theo NASA, Morgan và Meir sẽ được giám sát y tế đặc biệt trong vài tuần kể từ khi trở về Trái đất.

Hai phi hành gia Mỹ cũng phải làm quen với các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Các nhân viên NASA được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với hai phi hành gia.


 


Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

http://danviet.vn/the-gioi/tu-vu-tru-tro-ve-giua-dich-covid-19-ba-phi-hanh-gia-thay-the-gioi-tro-nen-xa-la-1080470.html


 

Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt/CNN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.