Ảnh hưởng dịch Covid-19: Người trẻ 'khóc ròng' vì lương thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người trẻ đã phải 'khóc ròng' vì lương giảm do công việc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhiều người trẻ 'khóc ròng' vì lương thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19
Nhiều người trẻ 'khóc ròng' vì lương thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19
Có mặt tại các trường: ĐH Sư Phạm, ĐH Sài Gòn những ngày gần đây, có thế thấy nhiều gánh hàng rong trên đường An Dương Vương, Q.5, TP.HCM không còn nữa, đường sá thoáng hơn. Cũng tại đây, chị Nguyễn Thị My, 29 tuổi, vẫn lủi thủi một mình tại tiệm photocopy cố gắng làm việc cho qua ngày. “Hai trường cho học sinh, sinh viên nghỉ hết lấy ai đâu ra mà đi photo”, Chị My nói.
Chị My chia sẻ: “Có mua bán được đâu, sách vở chất đống kìa. Mọi năm giờ này đông người lắm, sinh viên mua tài liệu ào ào, năm nay là thôi rồi, 'khóc ròng' luôn”.
Tiệm photocopy của chị My vắng bóng khách hàng/ Ảnh: Tấn Đạt
Tiệm photocopy của chị My vắng bóng khách hàng/ Ảnh: Tấn Đạt
Chị My cho biết vì vắng khách nên bà chủ không có mặt ở tiệm, nhân viên ở đây từ 6-7 người, giờ còn có 2 người.
“Trước dịch Covid-19 mình làm lương là 7-8 triệu đồng, còn 2 tháng này chưa được phát nữa. Thông cảm cho bà chủ lắm, tiền mặt bằng, tiền nhân viên sao chịu nổi”, chị My nói trọng nghẹn ngào.
Còn anh N.H.N, 27 tuổi, làm việc tại một công ty chuyên tổ chức du lịch nằm trên đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM, cho biết công ty du lịch của N. bị giảm 50% doanh thu, nên việc cắt giảm nhân sự là điều đương nhiên. N. thì được công ty giữ lại, tuy nhiên lương của anh bị cắt giảm từ 7 triệu đồng xuống còn 3,7 triệu đồng.
“Mình phải cắt giảm chi phí sinh hoạt. Sáng bình thường ăn hủ tíu, phở bò, mấy tuần nay mình cố gắng dậy sớm để luộc trứng, không thì ăn ô bánh mì”, anh N. trải lòng.
Làm thêm việc để đảm bảo cuộc sống
Nguyễn Huỳnh Như, 23 tuổi, làm việc tại Công ty du lịch Sài Gòn Go, Q.4, TP.HCM, chia sẻ riêng ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng thì đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, các hoạt động du lịch nước ngoài gần như bị “đóng băng”. Mà công việc chính của Như là điều hành các tour Hàn Quốc do đó gặp rất nhiều khó khăn.  
“Công ty chia ca ra trực mỗi ngày 2, 3 người. Lương bị giảm nên không đủ để sinh hoạt. Tụi mình phải làm thêm việc để đảm bảo cuộc sống”, Như tâm sự.
Nguyễn Huỳnh Như phải làm thêm để có tiền trang trải/ Ảnh: Tấn Đạt
Nguyễn Huỳnh Như phải làm thêm để có tiền trang trải/ Ảnh: Tấn Đạt
Huỳnh Như còn cho biết, vì công việc Như làm có lương cơ bản tầm 4 triệu đồng cộng hoa hồng bán tour. Nhưng tình hình này chỉ có lương cơ bản thôi nên em phải bán hàng online kiếm sống. Nhân sự bên mảng này phải đi chạy xe ôm công nghệ, bán hàng online, bán nước rửa tay, và tìm thêm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập trong thời gian chờ dịch Covid-19 qua đi”, Huỳnh Như chia sẻ.
Trong khi đó, Lai Tuấn Kiệt, 23 tuổi, làm điều hành, sale các tour quốc tế tại Công ty Bayon Travel, Q.10, TP.HCM, cho biết phần lớn các công ty du lịch cho nhân viên nghỉ không lương, hoặc đóng cửa, còn một số thì cắt giảm nhân sự. Công ty Kiệt thì vẫn hoạt động bình thường nhưng bị ảnh hưởng lớn về doanh thu, nên hiện tại Kiệt đi làm chỉ nhận lương tháng chứ không có hoa hồng.
Tuấn Kiệt cho rằng nhiều công ty du lịch phải cho nhân viên nghỉ vì doanh thu sụt giảm/ Ảnh: Tấn Đạt
Tuấn Kiệt cho rằng nhiều công ty du lịch phải cho nhân viên nghỉ vì doanh thu sụt giảm/ Ảnh: Tấn Đạt
“Do chỉ có lương cứng nên mình phải tiết kiệm thôi. Làm du lịch là sống nhờ hoa hồng, dạo này ảnh hưởng dịch nên cũng khổ lắm”, Tuấn Kiệt tâm tư.
Kiệt bộc bạch: "Năm nay, mình định xin dẫn các đoàn khách Trung Quốc và Thái Lan nhưng do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nên không thực hiện được. Mình nghĩ tình hình này ngành nào cũng bị ảnh hưởng...". 
Theo Tấn Đạt (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.