Ảnh đẹp: Bố cá sấu cho hơn 100 con cưỡi lên lưng để bơi qua sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức ảnh "ông bố" cá sấu để cho hơn 100 con cưỡi lên lưng và di chuyển chúng qua sông một cách an toàn khiến nhiều người thích thú.

 Ông bố cá sấu cho hơn 100 con cưỡi lên lưng thích nhiều người thích thú.
Ông bố cá sấu cho hơn 100 con cưỡi lên lưng thích nhiều người thích thú.


Theo Daily Star, con cá sấu nước ngọt bố đã kiên nhẫn chờ đợi hơn 100 cá sấu con một tháng tuổi trèo lên lưng rồi chở chúng qua sông an toàn.

Bức ảnh tuyệt đẹp trên được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Dhritiman Mukherjee sau nhiều tuần ăn nằm ở Khu bảo tồn Quốc gia Chambal phía bắc Ấn Độ, nơi đang nuôi 500 con cá sấu có nguy cơ tuyệt chủng.


 

Cá sấu Ấn Độ
Cá sấu Ấn Độ


Ông Patrick Campbell, người chuyên chăm bò sát cao cấp tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London chia sẻ, cá sấu thường ngoạm con trong miệng khi di chuyển. Nhưng loài cá sấu Ấn Độ thì khác. Do cấu trúc miệng bất thường, loài cá sấu này không thể ngoạm cá con trong miệng mà phải để con bám lên lưng hoặc đầu khi di chuyển.

Loài cá sấu Ấn Độ có thể dài tới 4,5m và nặng hơn 900kg.

 

Theo Minh Nhật (Dân Việt/Daily Star)

Có thể bạn quan tâm

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.