An toàn thực phẩm mùa du lịch hè

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mùa hè là thời điểm du khách và gia đình đổ xô đến các điểm du lịch và danh thắng nổi tiếng để nghỉ mát. Tuy nhiên, thời tiết mùa hè cũng dễ tạo điều kiện cho những vụ ngộ độc thực phẩm.

Ngay từ đầu hè, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, đặc biệt là tại các nhà hàng và khách sạn đông khách. Tháng trước, mới đầu hè, hơn 50 du khách tại Mũi Né (Bình Thuận) đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm. Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Thuận, nguyên nhân khả dĩ nhất gây ra vụ ngộ độc này được xác định là từ thực phẩm hàng rong.

Cũng từ vụ việc này cho thấy, nếu công tác kiểm tra, giám sát và khuyến cáo không được thực hiện tốt, nguy cơ các vụ ngộ độc tương tự sẽ còn tiếp diễn, gây khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý.

Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc là do không kiểm soát tốt nguồn thực phẩm, từ xuất xứ nguồn cung đến việc bảo quản không đúng cách trong mùa hè. Đặc biệt, tại các vùng du lịch ven biển, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao từ các đặc sản biển không được bảo quản tốt. Một số loại hải sản như: cá nóc, mực, bạch tuộc, sứa, ốc, và rong biển dễ phát sinh độc tố nếu không được kiểm soát chặt chẽ, gây ngộ độc…

Du khách cần nắm rõ điều này để tự bảo vệ mình. Các cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cần thường xuyên kiểm tra quy trình cung cấp, chế biến và bảo quản thực phẩm. Nhà hàng và cơ sở cung cấp thực phẩm không đủ điều kiện phải bị đình chỉ hoạt động. Đồng thời, cần liên tục tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp hiểu rõ tác hại của ngộ độc thực phẩm. Đây là việc vô cùng quan trọng và không thể thực hiện theo kiểu "phong trào".

Việc xây dựng và duy trì một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân, doanh nghiệp trong ngành dịch vụ ăn uống. Mùa hè có thể trở thành khoảng thời gian nghỉ ngơi thú vị và an toàn nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực và có ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.