Âm thanh đường phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã ở phố thì phải chấp nhận ồn ào. Đặc thù các thành phố ở nước ta, người dân hoạt động buôn bán khắp nơi, đã có đường thì có quán nên “khu dân cư yên tĩnh” đúng nghĩa khá hiếm hoi. Một lần đến các nước phát triển, tôi thấy họ quy hoạnh đâu ra đó, muốn buôn bán thì ra khu thương mại, tuyệt nhiên không thấy một quán xá nào lọt vào khu dân cư. Muốn uống cà phê sáng ở tiệm thì phải đi từ vài dặm đến hàng chục dặm. Tôi kể để thấy cái khác biệt cơ bản ấy chứ chưa chắc cái này đã hấp dẫn dân ta hơn khi ở xứ mình thật quá tiện, chỉ vài bước chân là có thể mua những thứ cần thiết thông dụng cho mình. Vậy thì, phải chấp nhận tiếng ồn của phố.
 Tình trạng bấm còi xe như hiện nay có thể gây rɑ ô nhiễm tiếng ồn tại các thành phố lớn.
Tình trạng bấm còi xe như hiện nay có thể gây rɑ ô nhiễm tiếng ồn tại các thành phố lớn. (ảnh internet)
Đọc cái tựa “Ngõ vắng xôn xao”-tên một ca khúc của nhạc sĩ Trần Quang Huy thì rõ, vắng mà vẫn không tĩnh. Cận chợ thì khỏi nói, nhà tôi có mấy năm ở ngay cổng chợ, đường Hoàng Văn Thụ, con phố ấy gần như hoạt động suốt đêm. Ra ngoại ô, mật độ dân cư thưa thớt vẫn chốc chốc lại nghe tiếng gầm của xe tải chạy đêm, dần dần rồi quen đi mà tự cảm nhận là nơi tôi sống thoáng đãng và yên tĩnh lắm...
Thính lực của con người chịu được cường độ âm thanh từ 16 đến 130 dB. Dưới 20 dB hơi khó nghe, ngóng lắm thì cũng tiếng được tiếng mất, trên 120 dB đã khiến người ta rơi vào tình trạng chịu đựng, thậm chí đau đớn, khoảng 130 dB trong thời gian dài sẽ bị điếc vĩnh viễn. Trên 130 dB thì bộ não sẽ gần như chết. Âm thanh phố thị bình thường nằm ở khoảng 50-80 dB. Tiếng lao xao nói cười, tiếng xe cộ, tiếng chó sủa, mèo kêu và vô vàn tiếng động khác của sinh hoạt đời thường là một phần không thể thiếu của phố. Tiếng ồn ào mua bán trong chợ, tiếng học trò ê a đọc bài trong một lớp tiểu học, tiếng ve kêu trưa hè là những âm thanh làm tôi thanh thản và dễ chịu giữa nhịp sống phố thị. Và tôi sợ nhất tiếng hét thất thanh đột ngột, tiếng hú còi xe cấp cứu, tiếng gầm rú của những chiếc xe máy độ chế...
Lại nói về khái niệm “ô nhiễm tiếng ồn”, các chuyên gia cho rằng, loại âm thanh nào gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thì âm thanh ấy chính là ô nhiễm tiếng ồn. Tất nhiên, chuẩn của nó vẫn dựa vào cường độ dB đã nói ở trên. Hài hước một chút thì cái chuẩn khó chịu rất vô chừng, một bà vợ có giọng nói ngọt như mía lùi, cường độ âm thanh vừa đủ nghe, nhưng cứ kéo dài cả ngày với một đề tài cứ lặp đi lặp lại thì liệu có được xếp vào dạng “ô nhiễm tiếng ồn” không? Chắc phải tham khảo ý kiến các ông chồng, nhưng sự khó chịu chắc chắn là có.
Vấn nạn đang trở thành phổ biến trong vài năm trở lại đây là karaoke di động và tụng niệm có tăng âm. Các sinh hoạt tâm linh của cư dân trong cầu siêu, cầu an, đám tang, thanh minh, đám giỗ và cả cưới xin, sinh nhật... Cứ phải kèm theo hệ thống tăng âm, loa khủng khuấy động cả xóm. Vậy nên, mới tiếc lắm cái trầm mặc của tụng niệm thường đem đến sự thanh tịnh cho mọi người đã dần phai nhạt.
Manh nha cách đây khoảng vài năm, đến giờ thì hát karaoke thành một món kèm thêm khó thiếu trong những dịp tụ tập bạn bè, gia đình. Đâu cần phải sắm sửa cho tốn kém, chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đồng, người ta chở đến phục vụ tận nơi, có cả màn hình LCD lớn, âm thanh đủ xài. Vấn đề vẫn nằm ở chuyện thời lượng và cái nút điều chỉnh âm lượng. Thường thường đã chơi thì hay bị... lún, nhất là đã có chút men thì thiên thượng thiên hạ chỉ tồn tại mỗi ta. Đúng ngọ ban trưa vẫn hát, quá nửa đêm vẫn say sưa khoe giọng với âm lượng tối đa. Người lớn tuổi, người bệnh, trẻ con bị tra tấn bởi âm thanh, giọng hát của đương sự đạt được kỹ năng độc lập với nhạc đệm thì đúng là... thảm họa.
Đô thị mà không có những âm thanh của nó thì còn gì là đô thị. Luật quy định cũng có đủ để hạn chế không để tiếng động vượt ngưỡng về cường độ và thời gian trong sản xuất và kinh doanh làm ô nhiễm môi trường sống, nhưng các biện pháp cần thiết đối với các hoạt động tự phát trong nhà, ngoài phố có tác động không dễ chịu cho cộng đồng vẫn chưa đủ cả về văn bản lẫn thực thi, còn thiếu lắm thì phải.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.