Alibaba tạo dựng 'dự án ma' như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ các hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với mục đích trồng cây lâu năm, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba sau đó biến thành dự án và phân phối, bán đất nền thu về hàng trăm tỉ đồng.
 
Một số khu đất tại H.Long Thành (Đồng Nai) được Alibaba biến thành dự án và rao bán. Ảnh: Lê Bình
Theo hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ) mà ông Nguyễn Thái Lực (20 tuổi) góp với Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Alibaba vào ngày 14.3.2019, khu đất rộng hơn 1 ha tại ấp 3, xã Tóc Tiên, TX.Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) chỉ để trồng cây lâu năm hoặc trồng cây hằng năm khác theo đúng mục đích sử dụng đất trong Giấy chứng nhận QSDĐ. Trong hợp đồng nêu rõ không sử dụng vào mục đích nào khác. Thế nhưng, thực tế hiện nay diện tích này đã nằm trong một phần đất của “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center City 5, được Alibaba phân phối, rao bán nền cho khách hàng, thu về hàng tỉ đồng. Tại “dự án ma” này đã hình thành các con đường nhựa, vừa bị UBND xã Tóc Tiên cưỡng chế, cuốc đường trả lại hiện trạng đất ban đầu.
Cùng ngày 14.3.2019, ông Nguyễn Thái Lực là chủ hợp pháp khu đất có diện tích gần 6 ha tại thôn Sông Xoài 1, xã Sông Xoài (TX.Phú Mỹ) đã ký hợp đồng góp vốn cho Alibaba chỉ để trồng cây lâu năm theo đúng mục đích sử dụng đất trong Giấy chứng nhận QSDĐ. Tuy nhiên, theo Phòng Cảnh sát kinh tế
(PC03) Công an tỉnh BR-VT, khu đất này hiện là “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center City 3 do Alibaba phân phối 161 nền, tổng giá trị hơn 67 tỉ đồng và đã thu về gần 40 tỉ đồng. “Dự án ma” này cũng đã bị UBND xã Sông Xoài lập biên bản vi phạm hành chính vì làm đường trái phép vào tháng 6.2019 và đang lên kế hoạch cưỡng chế, khắc phục lại hiện trạng đất.
Bán hàng trăm nền trên khu đất trống!
 
"Dự án" Alibaba Tân Thành Center City 2 do ông Trần Huy Phúc làm chủ đất bị UBND xã Sông Xoài lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Ảnh: Nguyễn Long
Cũng trong ngày 14.3.2019, ông Trịnh Minh Pháp hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ rộng khoảng 8 ha tại P.Hắc Dịch (TX.Phú Mỹ) cho Alibaba để trồng cây lâu năm, không sử dụng đất vào mục đích khác. Sau đó, khu đất này đã biến thành “dự án ma” Alibaba Phú Mỹ Central City do Alibaba phân phối nền. Theo PC03 Công an tỉnh BR-VT, “dự án" này đã được Alibaba phân phối 624 nền, tổng giá trị gần 256 tỉ đồng, đã thu về trên 177 tỉ đồng. Điều đáng nói, khu đất này hiện đang là một bãi đất trống, chưa có đường nhựa như những “dự án ma” khác mà Alibaba phân phối nền nhưng đã có nhiều khách hàng đặt mua.
Làm việc với PC03 mới đây, đại diện Alibaba cho biết công ty này đã hợp tác với 5 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Alibaba Law Firm (bà Võ Thị Thanh Mai làm giám đốc), Công ty CP BĐS địa ốc Chiến Binh Thép (ông Trần Huy Phúc làm giám đốc), Công ty CP địa ốc đầu tư và phát triển Spartaland (ông Nguyễn Văn Kiên làm giám đốc), Công ty CP BĐS Chiến Thắng (bà Nguyễn Thị Vân Anh làm giám đốc) và Công ty TNHH Alibaba Tân Thành (ông Nguyễn Thái Lực làm giám đốc) để phân phối chuyển nhượng QSDĐ các “dự án ma” Alibaba tại TX.Phú Mỹ. Các công ty này phân phối đất theo hợp đồng ủy quyền ký kết với chủ sử dụng đất.
Căn cứ việc hợp tác trên, từ 23.4.2017 - 9.10.2018, Alibaba đã triển khai 7/8 “dự án ma” tại TX.Phú Mỹ và nhận góp vốn đầu tư của hàng ngàn khách hàng với tổng cộng 3.333 nền đất, thu về hơn 771 tỉ đồng. Điều đáng nói, nhiều giám đốc của những công ty mà Alibaba hợp tác phân phối nền bị chính quyền địa phương các xã, phường trên địa bàn TX.Phú Mỹ lập biên bản xử phạt về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Đơn cử, ông Nguyễn Thái Lực bị UBND xã Tóc Tiên lập 2 biên bản xử lý vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích tại các “dự án ma” Alibaba trên địa bàn do chính ông làm chủ đất. Cùng hành vi này, ông Lực còn bị UBND xã Sông Xoài lập biên bản xử phạt hành chính tại “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center City 3 do ông làm chủ đất. Tương tự, ông Trần Huy Phúc cũng bị UBND xã Sông Xoài lập biên bản xử phạt vì sử dụng đất sai mục đích tại “dự án ma” Alibaba Tân Thành Center City 2 do ông làm chủ đất...
Tự vẽ bản đồ phân lô, kết nối giao thông
Trong khi đó, tại Đồng Nai, theo Phòng TN-MT H.Long Thành, hiện việc quảng cáo, tổ chức tham quan, giới thiệu mua bán của Alibaba không còn rầm rộ như trước nhưng vẫn diễn ra với từng nhóm nhỏ. Việc mua bán được thực hiện theo hình thức vi bằng, hợp đồng góp vốn và thực hiện tại địa điểm ngoài địa phương. Phòng TN-MT cũng khẳng định, 27 dự án khu dân cư mà Alibaba tự đặt tên, quảng cáo, rao bán trên mạng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương và cấp phép. Các khu đất này do các cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ, hiện trạng chủ yếu đất trống, chưa thi công hạ tầng, làm đường, chưa chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa theo quy định. Có một số vị trí đất được chấp thuận việc thi công đấu nối hạ tầng nhưng chưa thực hiện nghiệm thu bàn giao cho địa phương quản lý, chưa lập thủ tục thu hồi diện tích đất làm đường và chưa đủ điều kiện tách thửa theo quy định nhưng Alibaba đã tự vẽ bản đồ phân lô, tự ý vẽ kết nối giao thông, chia các thửa đất ra thành các lô không đúng thực tế.
Qua kiểm tra, Phòng TN-MT đã tham mưu UBND H.Long Thành ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 3 trường hợp đã thi công làm đường trên đất nông nghiệp không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép (1 trường hợp ở xã An Phước và 2 trường hợp xã Long Phước). Ngoài ra, UBND xã An Phước, Phước Bình đã xử phạt 3 trường hợp xây dựng nhà trên các khu đất tổ chức quảng cáo, rao bán đất nền. UBND xã Long Phước đã phối hợp với các ban ngành của huyện tổ chức tháo dỡ phần tôn rào chắn xung quanh tại một số khu đất dự án do Alibaba quảng cáo. Các xã Long Phước, Tân Hiệp, Phước Thái, Bàu Cạn đã đặt các bảng cảnh báo “khu vực cấm phân lô bán nền”, bố trí loa phóng thanh cảnh báo người dân tránh bị lừa mua bán đất.
Đồng Nai cam kết xử nghiêm các vi phạm

Tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Đồng Nai diễn ra các ngày 11 - 12.7, việc Alibaba phân lô bán nền các "dự án ma" được các đại biểu đưa ra thảo luận. Theo các đại biểu, để xảy ra tình trạng Alibaba làm đường, rao bán nền đất tại các "dự án ma" là do công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa quyết liệt. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đồng tình với nhận định này. Theo ông Vĩnh, để chấn chỉnh việc phân lô bán nền, UBND tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các vi phạm; tăng cường truyền thông để người dân biết; xử lý các trường hợp sai phạm; chỉ đạo các địa phương, các cơ quan nghiên cứu triển khai luật Quy hoạch để xử lý triệt để vi phạm trên.

Nguyễn Long (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.