Ai yêu nghệ thuật mới giữ được những cánh đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cánh đồng không chỉ nuôi sống những đời người, mà còn là chủ đề, đề tài, nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ngoại thành Hải Phòng quê tôi, như nhiều vùng quê khác đã mất dần ruộng bởi bị các chung cư, khu công nghiệp chiếm đoạt. Chỉ riêng những cánh đồng trong nghệ thuật là còn mãi mãi.

 

Ảnh NSND Lâm Tới chèo thuyền trên cánh đồng, phim “Cánh đồng hoang”
Ảnh NSND Lâm Tới chèo thuyền trên cánh đồng, phim “Cánh đồng hoang”


Làm phim tài liệu từ năm 1965, tôi đã ghi được nhiều hình ảnh cánh đồng mà giờ đây mỗi lần khi chiếu phim lên xem lại, tôi cứ tưởng mình còn đang quay phim ở đấy.

Lại nhớ đến họa sĩ Dương Bích Liên (1924-1988) có bức tranh “Được mùa” nổi tiếng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cũng một giống lúa như thế, cao gần bằng đầu người trĩu bông la đà. Hai chị em cô bé gánh lúa ở một góc hình, bố cục rất lạ. Tôi nhớ đôi mắt em bé, thăm thẳm đưa ta về những cánh đồng xa xôi…

Cách đây vài năm, tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) đi cùng nhà thơ Thụy Kha ở nhà bạn tôi là Hoàng Gia Cung, nhân nhắc đến bài “Gánh lúa” - một ca khúc thời tiền chiến: Lão bà tóc trắng kĩu kịt quang gánh, môi trầu mà tươi đám cỏ xanh… Hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi mà môi trầu còn thắm đến bây giờ.

Miền Trung, từ trên máy bay nhìn xuống, những cánh đồng khô hạn là tấm áo vá bạc màu xác xơ vật gió, như đoạn viết về miền Trung trong trường ca “Trầm tích” của Hoàng Trần Cương: Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa…/Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt/ Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ…

Người bạn quay phim của tôi kịp ghi được hình ảnh bà mẹ miền Trung gánh đôi quang gánh nặng trĩu đi qua cánh đồng cát trắng, gió Lào ào ạt, chiếc váy sồi căng ra giống một cánh buồm. Tôi nói với Hoàng Trần Cương: Cương ơi, nhớ thương muôn đời những đồng cát trắng, những mẹ miền Trung!

Đồng mênh mông từ Nam ra Bắc

Nhiều lần tôi đi qua những cánh đồng Tuy Hoà - Phú Yên. Gió lồng lộng như trong cơn bão táp. Cánh đồng lúa xanh cuồn cuộn sóng. Những cánh đồng trên khắp đất nước, không có nơi nào gió to, sóng lúa đẹp dữ dội đến thế! Vựa lúa Việt Nam - những cánh đồng bạt ngàn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lũ lượt xe trâu chở lúa kẽo kẹt những buổi chiều tà, đẹp và thanh bình như trong văn tả cảnh của Bình Nguyên Lộc - nhà văn Nam bộ.

Ngược đường lên Tây Bắc, qua những cánh đồng Mường Thanh - Điện Biên, trên đường đi Phong Thổ, Sìn Hồ, con đường lượn ngoằn ngoèo giữa điệp trùng núi cao. Bất chợt ngửa mặt nhìn trời, xa tít trên đỉnh núi là những ruộng lúa bậc thang đang vào mùa, lung linh như áng mây vàng.

Tôi đã có lần thăm người anh em kết nghĩa là Mùa Sống Lử, ở một cánh đồng trên đỉnh núi. Ban đêm, ngồi uống rượu ngắm sao trời. Những ngôi sao gần gũi ngỡ giơ tay là hái được, lung linh hạt ngọc, tựa những bông lúa toả hương thơm bên mâm rượu, trong lòng tay mình.

Những ngày ngồi thuyền, phiêu lãng trên Đồng Tháp Mười, những cánh đồng lúa Trời nặng trĩu bông, la đà trên mặt nước, ràn rạt chạm vào mũi thuyền. Con thuyền rẽ lúa mà đi. Nghe ông Tư đàn cò vừa chơi đàn, vừa hát “Dạ cổ hoài lang”: Từ là từ phu tướng/ Bảo kiếm sắc phong lên đàng…

Chừng nửa buổi, lúa đã gặt đầy thuyền, ghé vào bờ ruộng, gây một bếp lửa lom dom, nướng cá đồng tươi uống rượu. Cánh đồng mênh mông nước nổi, vọng lại tiếng cười của các cô chở lúa trên đồng, áo đen, khăn rằn. Đường chừ xa ong bướm/ Xin chớ đừng phụ nghĩa tào khang… Nghĩa tào khang là nghĩa phu thê, vợ chồng. Tháp Mười có cánh đồng Phu Thê, hai vợ chồng chung sức gặt hết cả một đồng lúa Trời.

Tới những cánh đồng bát ngát trong phim

Nhớ bộ phim “Cánh đồng hoang” (Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần 5, 1980 và Huy chương Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Matxcova 1981) của đạo diễn NSND Nguyễn Hồng Sến (1933-1995), vợ chồng anh Ba Đô (Lâm Tới và Thúy An đóng) và đứa con nhỏ sống ở nhà chòi trên nước quần nhau với máy bay trực thăng giặc Mỹ.

Tác phẩm điện ảnh mang cái đẹp bi tráng và trữ tình đầy chất Nam bộ hào sảng. Tính cách ưa sông nước của Hồng Sến được đưa vào nhân vật, khi ông để Ba Đô đi bắt rắn trên đồng. Người đàn ông to, khỏe, mạnh mẽ, nhanh nhạy như rái cá là một trong những phân đoạn đặc sắc.

Cảnh trữ tình và mang chất Hồng Sến, chất Nam bộ tiêu biểu nhất là cảnh vợ chồng Ba Đô và Sáu Xoa hết giận nhau, chèo thuyền tìm gọi nhau trên cánh đồng Tháp Mười lộng gió mênh mông lúa, hoa điên điển và các loài thủy sinh quấn quýt bên người trong những tiếng gọi âm vang đầy sức sống và yêu thương mãnh liệt như cả đất trời chỉ có đôi lứa ấy. Đây cũng là tác phẩm nổi trội của Hồng Sến mà nhờ đó, dấu ấn của ông đã đi vào lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Một đêm giáp Tết cách đây đã lâu, hồi Hồng Sến còn sống, dự liên hoan phim ở nước ngoài về, ghé thăm bạn bè làm phim tài liệu ở Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương 465 (trước là số 72) Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Gần nửa đêm, cả bọn uống rượu say ở quán cụ Lý dốc Tam Đa. Quán không có gì nhắm, chỉ có mấy tràng pháo tết treo lủng lẳng. Sến uống say, cứ xong một tuần rượu lại đốt một tràng pháo đùng đùng đùng, giao hẹn không thằng nào được bỏ cuộc. Tôi sợ quá, lẻn ra ngoài quán, chạy lên đỉnh dốc.

Đêm khuya thanh vắng, nghe thấy tiếng dép bạch bạch bạch đuổi theo. Hồng Sến túm được tôi, dong trở lại quán trong tiếng pháo nổ đùng đùng. Tôi nhớ Hồng Sến, một giáp rồi đã thành người thiên cổ. Nhớ những ngày phiêu lãng trên đồng. Nhớ “đứa trẻ chăn trâu, con nhà giời” Đồng Đức Bốn (1948-2006) có tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” (NXB Lao động, 1993) trong đó bài thơ nổi trội được nhiều người nhớ, cùng tên với nhan đề: Chăn trâu cắt cỏ trên đồng/ Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều/ Mải mê đuổi một cánh diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro…”.

Giờ thì tôi bất chấp tuổi 76, muốn tin bằng niềm mơ mộng trẻ thơ. Chỉ nghệ sĩ và ai yêu nghệ thuật mới giữ được những cánh đồng…

NSND Đào Trọng Khánh (An Ninh Thủ Đô)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.