8 món quà lưu niệm nên mua khi đến Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Búp bê Nga, áo lông thú, giày mùa đông hoặc ấm nước Samovar là những tặng phẩm tuyệt vời mà bạn nên mua về cho người thân sau chuyến đi Nga xem bóng đá và du lịch.

Ấm nước Samovar

 

Ảnh: FromRussia
Ảnh: FromRussia



Đối với người dân Việt Nam yêu quý nước Nga, ấm nước Samovar là đồ vật quen thuộc. Đó không chỉ là món quà lưu niệm đơn thuần mà còn gợi nhớ cho người ta cảm xúc đặc biệt đất nước và con người Nga.

Ấm nước Samovar xuất hiện từ hàng nghìn năm trước, được người dân Nga sử dụng để đun trà ngay trên bàn trà. Những gia đình người Nga hiện đại ngày nay không còn sử dụng ấm đun nước Samovar nhưng vẫn lưu giữ món đồ này như hiện thân của tình đoàn kết, sum vầy của gia đình.

Ấm nước bằng kim loại này trở thành một tặng phẩm lưu niệm quý giá của du khách trở về từ Nga.

Búp bê Matryoshka


 

Ảnh: Yolkstar
Ảnh: Yolkstar



Những con búp bê bằng gỗ lồng vào nhau được coi như một trong những biểu tượng văn hóa Nga.

Nguồn gốc của những con búp bê Matryoshka vẫn là điều gây tranh cãi. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng vào cuối thế kỷ 19, hai nghệ nhân Vassiliy Zvezdochkin và Sergey Malyutin lấy cảm hứng từ một món đồ chơi của Nhật Bản để tạo ra búp bê Matryoshka.

 Món đồ này làm bằng gỗ, thường có 5 búp bê rỗng ruột, con nhỏ nằm trong bụng con lớn hơn. Bên ngoài mỗi con búp bê được trang trí các bức tranh đẹp mắt theo chủ đề.

Món đồ này trở nên hấp dẫn và nổi tiếng vượt biên giới Nga. Chúng được người dân khắp châu Âu thời đó tìm kiếm và coi như tặng phẩm quý giá.

Khăn choàng Orenburg


 

Ảnh: Five Prime
Ảnh: Five Prime


Khăn choàng Orenburg là phục trang quen thuộc của phụ nữ Nga. Bất kể tầng lớp, giàu nghèo, vùng miền, mỗi người phụ nữ Nga trong đời đều sở hữu ít nhất một chiếc khăn trùm Orenburg màu trắng.

Chiếc khăn này được phụ nữ Nga yêu thích vì vẻ đẹp mỏng manh, lãng mạn. Sự mềm mại và ấm áp của chiếc khăn này giúp giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt. Họ cũng coi chiếc khăn như một dấu hiệu của tình cảm.

Màu sắc truyền thống của khăn choàng Orenburg là màu trắng hoặc màu xám, tuy nhiên, ngày nay bạn có thể lựa chọn bất kỳ màu nào mình thích tại các cửa hàng quà tặng ở trung tâm Moscow.

Đồ vật thủ công vẽ sơn mài Palekh


 

Ảnh: Etsy
Ảnh: Etsy

Trong thế kỷ 19, những nghệ nhân bậc thầy ở làng Palekh rất nổi tiếng về tài năng vẽ tranh tại các nhà thờ. Sau cách mạng năm 1917, việc vẽ tranh này không còn được ưa chuộng. Một nghệ nhân khi đó là Ivan Golikov đã vẽ các bức tranh thu nhỏ trên hộp đựng giấy và nhận được sự yêu thích của người dân.

Những năm tiếp theo, nhiều nghệ sĩ đã học cách làm này, thành lập nên những nhóm vẽ tranh trên hộp, khay, bát đĩa.

Những bức tranh sơn mài bóng bẩy với chủ đề Thiên chúa, phong cảnh và sự tích của Nga khiến đồ vật trở nên đẹp mắt và có giá trị.

Du khách có thể tìm mua những chiếc hộp này tại làng Palekh (tỉnh Ivanovo, miền trung nước Nga) hoặc bất cứ cửa hàng lưu niệm nào tại Moscow.

Áo choàng lông thú


 

 Ảnh: Skinner
Ảnh: Skinner



"Vàng mềm" là cách người Nga gọi lông thú. Trong nhiều thế kỷ, lông thú được sử dụng như vàng và tiền để trao đổi hàng hóa.

Lông thú khi đó được ưa chuộng không phải vì sự quý hiếm mà là do tác dụng giữ cơ thể ấm áp dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sự phát triển của công nghệ hiện đại cùng nhu cầu mặc đẹp đã biến lông thú như cừu, chồn thành những chiếc áo choàng, khăn, mũ, ủng rất ấm áp và đẹp mắt. Chúng dần trở thành món đồ thời trang được yêu thích.

Một chiếc áo choàng có giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD tùy thuộc việc sử dụng lông thú gì và đường may tinh xảo ra sao.

Đồ thủ công từ vỏ cây bạch dương


 

Ảnh: TIBS
Ảnh: TIBS



Bạch dương là loài cây mang tính biểu tượng của nước Nga. Chúng mọc nhiều trên khắp nước Nga và được người dân khai thác vào nhiều mục đích sử dụng.

Những món đồ mỹ nghệ làm từ vỏ cây bạch dương khá phổ biến ở các cửa hàng đồ lưu niệm và rất được du khách quốc tế yêu thích.

Bạn có thể mua một món đồ gỗ này về làm đồ trang trí hoặc sử dụng đựng ngũ cốc, kim chỉ, đồ trang sức.

Đồ gốm Gzhel


 

 Ảnh: Pattern Observer
Ảnh: Pattern Observer



Đồ gốm của làng Gzhel gần Moscow nổi tiếng từ thế kỷ 18. Những sản phẩm gốm tráng men trang được trang trí bằng các hình vẽ tay màu xanh khá đẹp mắt.

Điều đặc biệt là các sản phẩm này không chỉ mang tính sử dụng mà có sự kết hợp của yếu tố nghệ thuật.

Sách văn học Nga


 

 Ảnh: Amazon
Ảnh: Amazon



Nga là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như: Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Lev Nikolayevich Tolstoy, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, Boris Leonidovich Pasternak, Anna Akhmatova…

Các tác phẩm thơ văn, ca kịch của họ góp phần tạo nên một nền văn học Nga sáng chói rực rỡ trong thế kỷ 19 và 20.

Một bản in các tác phẩm của tác giả yêu thích sẽ là món quà tuyệt vời cho du khách yêu văn học.

Minh Hải (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.