5 lần chạm hụt HCV SEA Games, những danh thủ từng khiến chúng ta 'đau đáu' một thời có lẽ sẽ mỉm cười với thế hệ đàn em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
60 năm nuôi mộng HCV ở Đại hội thể thao Đông Nam Á, đã có 5 lần chúng ta gần chạm tới ước mơ nhưng rồi lại để vụt mất trong tiếc nuối. Những cái tên như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Văn Quyến, Hữu Thắng… cứ thế đọng lại trong ký ức thanh xuân của bao thế hệ người hâm mộ Việt Nam.
HLV Park Hang-seo cùng học trò - đội tuyển U22 Việt Nam vừa giành Huy chương Vàng (HCV) SEA Games đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Hoà cùng niềm vui, tự hào, phấn khích là sự xúc động nghẹn ngào khi nhớ lại những trận chung kết mà chúng ta từng tham gia nhưng không thể chạm đỉnh vinh quang.
SEA Games 18: Giành HCB đầu tiên trong lịch sử SEA Games
Năm 1995, dưới sự dẫn dắt của HLV quá cố Karl Heinz Weigang, chúng ta lần đầu tiên lọt vào chung kết SEA Games. Và dù kết thúc giải đấu với tấm HCB, người hâm mộ bóng đá Việt cũng đã đủ tự hào. Hoàng Bửu, Hữu Đang, Đỗ Khải, Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Minh Chiến… cùng với những cựu danh thủ khác cũng đã ghi tên vào trái tim của người hâm mộ.
Trần Công Minh (SN 1970, Đồng Tháp) - Quả bóng Vàng Việt Nam 1996
Hoàng Bửu (SN 1968, TP Hồ Chí Minh)
Hữu Thắng (SN 1972, Hà Tĩnh) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 1997
Đỗ Khải (SN 1974) - Quả bóng Vàng Việt Nam 2001
Minh Chiến
Văn Sỹ Hùng (SN 1970, Thanh Hoá) SEA Games 20: Thua Thái Lan 0-2
Năm 1997, SEA Games 20 được tổ chức tại Brunei. Khi đó, đội tuyển Việt Nam có HLV mới người Áo lfred Riedl, tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể vượt qua được Thái Lan - một đội bóng rất hùng mạnh thời điểm đó. Huỳnh Đức, Hồng Sơn… vẫn là những cầu thủ nòng cốt của đội tuyển Quốc gia.
Huỳnh Đức (SN 1972) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 1995, 1997, 2002
Hồng Sơn (SN 1970, Hà Nội) - Tiền vệ xuất sắc nhất CLB Thể Công và Đội tuyển Quốc gia từ 1995 - 2001 
Đặng Phương Nam (SN 1976, Nam Định) - Cựu cầu thủ CLB Thể Công
Nguyễn Đức Thắng (SN 1980, Nam Định) SEA Games 22: Thua Thái Lan 1-2 ngay trên sân nhà
Đăng cai tổ chức SEA Games 22 và mặc dù có sự xuất hiện của một loạt những tên tuổi mới tài năng như Tài Em, Minh Phương, Huy Hoàng, Quốc Vượng, Đức Thắng và Văn Quyến, chúng ta cũng không thể vượt qua được người Thái.
Lần thứ 3 để hụt HCV, các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam không hề cảm thấy vui vẻ khi bước lên bục nhận HCB.
Phan Văn Tài Em (SN 1982, Long An) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2002
Thạch Bảo Khanh (SN 1979, Hà Nội) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2004
Minh Phương (SN 1980, Đồng Nai) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2006, 2007
Văn Quyến là cầu thủ toả sáng nhất kỳ SEA Games này khi anh gỡ hoà cho Việt Nam ở phút 90+1. Thế nhưng bàn thắng của đội khách ngay sau đó đã cướp đi niềm vui ngắn ngủi ấy.
SEA Games 23: Thua Thái Lan 0-3 và vết nhơ bán độ
SEA Games 23 diễn ra vào năm 2005 tại Bacolod, Philippines. Đây được cho là kỳ SEA Games đáng quên nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi có những cầu thủ tài năng nhưng… 'bán độ'.
Kết quả thua 0-3 trước Thái Lan trong trận chung kết chẳng là gì so với thông tin có tới 4 cầu thủ của Việt Nam bán độ trong trận gặp Malaysia trước đó. Bao gồm: Văn Quyến, Phước Vĩnh, Quốc Anh hay Quốc Vượng. Tài năng một thời, nhưng chỉ vì đồng tiền đã mang tiếng xấu một đời.
Văn Quyến (SN 1984, Nghệ An)
Công Vinh (SN 1985, Nghệ An) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2005
Như Thành (SN 1981, Nam Định) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2008 SEA Games 25: Thua Malaysia 0-1, tiếp tục lỗi hẹn với HCV
Thi đấu trên đất chủ nhà Lào tại SEA Games 25 (Năm 2009), Việt Nam gặp Malaysia trong trận chung kết, đối thủ mà chúng ta đã thắng 3-1 ở vòng loại.
Thế nhưng, chúng ta lại một lần nữa vướng phải 'dớp' khi để tuột mất HCV trong một tình huống có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng nổi: cầu thủ Mai Xuân Hợp đá phản lưới nhà, thủ môn Tấn Trường bất động nhìn bóng lăn vào lưới.
Cũng từ sự cố đáng tiếc này mà xuất hiện bức ảnh được cho là ám ảnh nhất lịch sử bóng đá: 'HLV Calisto bóp cổ Tấn Trường'.
10 năm sau, ý nghĩa của bức ảnh ấy mới được nhân vật chính chia sẻ. Tấn Trường cho biết, ở thời điểm ấy, anh bị trật khớp vai, đứt dây chằng…
Tấn Trường (SN 1986, Đồng Tháp)
'Trong hoàn cảnh ấy, Trường đang bị ức nhưng không thể nào khóc được mặc dù rất muốn khóc. Trường đứng lên và đi vào phòng thay đồ. HLV Calisto mới lại gần, đè Trường xuống và nói rằng (bằng tiếng Anh): 'Mày phải ở đây, phải chứng kiến cảnh này, thất bại này. Mày mới là người đàn ông'. Và thế rồi Tấn Trường giải toả nỗi niềm uất nghẹn, bật khóc ngon lành như đúng phải như thế. Cùng thời với Tấn Trường có Vũ Phong, Thành Lương, Trọng Hoàng...
Thành Lương (SN 1988, Hà Nội) - Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2010
Hành trình 60 năm tìm kiếm chiếc Huy chương Vàng SEA Games của bóng đá Việt Nam vừa kết thúc. Ngày hôm nay, chứng kiến giây phút lịch sử mà thầy trò HLV Park Hang-seo mang lại, chúng ta càng thêm trân trọng quá khứ, trân trọng sự góp sức của tất cả những cựu cầu thủ đã thi đấu trong màu áo quốc gia. Nhờ có họ, chiến thắng của U22 Việt Nam tại SEA Games 30 mới vẻ vang đến thế!
tinmoi24h

Có thể bạn quan tâm

Nở rộ dịch vụ bơi lội ở Pleiku

Nở rộ dịch vụ bơi lội ở Pleiku

(GLO)- Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiều người đã tìm đến các bể bơi để “giải nhiệt”. Ở phố núi Pleiku, dịch vụ bơi lội cũng như các khu vui chơi có nước đang nở rộ để đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân.
“Đề nghị đổi tên đội Hoàng Anh Gia Lai”

“Đề nghị đổi tên đội Hoàng Anh Gia Lai”

Thực chất thì đội bóng của bầu Đức đã đổi tên từ HA Gia Lai sang LPBank HAGL, ngay cả màu áo của họ cũng đổi sang màu nhà tài trợ nhưng việc “đề nghị đổi tên” ở đây mang hàm ý lối đá “đẹp mà thua cũng sướng” của bầu Đức hồi nào đã không còn.