4 loại thực vật tránh ăn sống vì có thể gây độc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dù nấu chín hay ăn sống thì các loại thực vật như rau củ, trái cây đều chứa nhiều dinh dưỡng. Nhiều loại thực vật sẽ mất đi một phần dưỡng chất khi nấu chín, trong khi số khác thì nấu chín sẽ làm tăng các dưỡng chất có lợi. Bên cạnh đó, một số loại buộc phải nấu chín vì ăn sống có thể gây ngộ độc.

Ngoài vấn đề ngộ độc, một số loại thực vật nếu ăn sống cũng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tránh ăn sống các loại thực vật này, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Khoai mì không nên ăn sống vì có thể bị ngộ độc xyanua

Khoai mì không nên ăn sống vì có thể bị ngộ độc xyanua

Các loại thực vật cần được nấu chín và tránh ăn sống gồm:

Khoai tây

Khoai tây nếu luộc chín sẽ mềm, chiên sẽ giòn. Trong khi đó, khoai tây sống sẽ có kết cấu cứng khi cắn vào và mang vị đắng. Không chỉ không ngon, khoai tây sống còn có thể gây một số vấn đề khó chịu với đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của khoai tây sống là tinh bột kháng. Cơ thể chúng ta khó phân hủy loại tinh bột này. Do đó, khi đi vào ruột, một lượng lớn tinh bột kháng sẽ gây các triệu chứng khó chịu cho đường tiêu hóa.

Không chỉ vậy, mầm khoai tây còn chứa solanine, một chất độc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, nếu thấy bất kỳ mầm nào xuất hiện trên củ khoai tây thì cần cắt bỏ.

Khoai mì

Khoai mì thường được chế biến bằng cách luộc, nướng và là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, cũng tương tự như khoai tây, khoai mì không nên ăn sống mà phải nấu chín. Nguyên nhân là do trong vỏ và thịt khoai mì đều có chứa xyanua, một chất độc có thể gây tử vong.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn và cải Brussels mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Ăn sống các loại rau này không gây ra những nguy cơ sức khỏe như khoai tây hay khoai mì. Tuy nhiên, ăn sống chúng có thể gây đầy hơi, chướng bụng ở những người mắc một số vấn đề về ruột nhất định, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.

Lá đại hoàng

Là đại hoàng được chứng minh là chứa các dưỡng chất giúp kiểm soát cholesterol trong máu, hỗ trợ sức khỏe xương, chống táo bón và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, lá đại hoàng lại có hàm lượng axit oxalic cao và có thể gây độc.

Các triệu chứng ngộ độc lá đại hoàng là phồng rộp miệng, buồn nôn, ói mửa, khó thở, giọng khàn và nước tiểu có màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân có thể bị hôn mê hoặc co giật, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.