4 kiến nghị gửi Quốc hội để giải cứu thị trường địa ốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản.
Trong công văn mới đây gửi Chủ tịch Quốc hội, VNREA cho hay, trong giai đoạn 3 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và biến động, nhìn chung thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có sự phát triển ổn định, lành mạnh, chuyên nghiệp hơn và đã giảm thiểu các nguy cơ rủi ro so với thời kỳ trước, ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong nền kinh tế và là động lực phát triển cho nhiều ngành, nghề và thị trường khác.
Tuy nhiên, bước sang nửa cuối 2019 và đầu năm 2020, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác, khiến nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài, việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
VNREA đã thu thập thông tin, dữ liệu từ các doanh nghiệp hội viên, so sánh với diễn biến thị trường bất động sản 2017, 2018, 2019, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cấp bách liên quan đến việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
VNREA đưa ra 4 kiến nghị nhằm giải cứu khó khăn cho thị trường bất động sản. Ảnh: Quỳnh Danh.
VNREA đưa ra 4 kiến nghị nhằm giải cứu khó khăn cho thị trường bất động sản. Ảnh: Quỳnh Danh.
Thứ nhất: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giữ ổn định và tạo đà tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh trong các quý tiếp theo, VNREA đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về tín dụng và thuế.
Bên cạnh đó, VNREA đề nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến về việc miễn visa cho khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam. Điều này sẽ giúp du khách tiết kiệm được thời gian, chi phí xin visa qua đó nâng cao sức thu hút của du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai: Hoàn thiện văn bản pháp luật về bất động sản du lịch theo Chỉ thị số 11 theo hướng nghiên cứu bổ sung các sản phẩm shophouse, shoptel và các sản phẩm tương tự và ban hành văn bản về chế độ sử dụng đất đối với các loại hình bất động sản này.
Thứ ba: Tăng nguồn vốn cho nhà ở xã hội.
VNREA kiến nghị Quốc hội có ý kiến để tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội theo 2 kênh: Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng thương mại do Nhà nước chi phối.
Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luật khác nhau và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành. Ngoài ra, còn có hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác.
Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, gia tăng thời gian và chi phí tuân thủ, làm lỡ cơ hội đầu tư, tăng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
VNREA đề nghị Chủ tịch Quốc hội quan tâm chỉ đạo Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Pháp luật nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định này.
Theo Hà Bùi (news.zing.vn/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.