22 doanh nghiệp bất động sản "chào đời" mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
5 tháng đầu năm 2019, cả nước có 3.173 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, tương đương 22 doanh nghiệp mỗi ngày.
 
Ảnh minh họa.
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong các ngành nghề kinh doanh được thành lập mới 5 tháng đầu năm 2019, lĩnh vực kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao nhất so với các ngành nghề khác.
Cụ thể, 5 tháng đầu năm nay, cả nước có 3.173 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mới được thành lập, chiếm 5,9% tổng số doanh nghiệp được thành lập mới và tăng 21% so với năm 2018, tương đương với 22 doanh nghiệp ra đời mỗi ngày. Con số này của 2018 là 2.623 doanh nghiệp, tương đương với khoảng 17 doanh nghiệp mỗi ngày. 
Các ngành khác, như xây dựng mặc dù có tới 7,1 nghìn doanh nghiệp (chiếm 13,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới) nhưng cũng chỉ tăng 0,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tới 6,8 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới (chiếm 12,7%) cũng chỉ tăng 6%; hay ngành khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có tới 4,5 nghìn doanh nghiệp được thành lập (chiếm 8,3%) cũng chỉ tăng 12,1%...
Điều đáng nói không chỉ sốdoanh nghiệp thành lập mới tăng cao, nguồn vốn FDI “đổ” vào bất động sản cũng tăng mạnh.
Theo thống kê, tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư tăng ở cả 3 hợp phần.
Theo đó, cả nước có 1.363 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,46 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018. 
Có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,63 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Có 3.160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 7,65 tỷ USD, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ và chiếm 45,7% tổng vốn đăng ký. Không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,38 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Vạn Xuân (BizLIVE)

Có thể bạn quan tâm

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Ngày 20-5, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất TP. Pleiku đã tổ chức buổi làm việc, đối thoại và vận động 4 hộ dân thuộc xã Biển Hồ chưa đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để triển khai Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19).

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.