10 phát hiện thú vị của năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2023 đã ghi nhận nhiều phát hiện thú vị trong lĩnh vực khảo cổ và nghệ thuật: từ thanh kiếm 3.000 năm tuổi vẫn sáng bóng ở Đức đến bồn cầu xả nước có từ thời nhà Hán ở Trung Quốc.

"Phẫu thuật thẩm mỹ" cho người trong tranh

Thương gia Derich Born trong tranh của họa sĩ Hans Holbein "con" đã được làm thon gọn gò má. Ảnh: ROYAL COLLECTION TRUST

Thương gia Derich Born trong tranh của họa sĩ Hans Holbein "con" đã được làm thon gọn gò má. Ảnh: ROYAL COLLECTION TRUST

Gọt hàm hay bơm môi có vẻ như không phải là câu chuyện đến thế kỷ 21 mới xuất hiện. Phân tích mới trong năm nay cho thấy hai bức tranh khác nhau cách đây hàng trăm năm đã được chỉnh sửa để tôn lên các đường nét trên gương mặt của đối tượng.

Và một bức tranh khác do họa sĩ Cornelius Johnson vẽ một thế kỷ sau đã bị chỉnh sửa vào khoảng thế kỷ 19 hoặc 20. Người ta đã làm dày môi và lấp đầy chân tóc của đối tượng trong tranh, một phụ nữ quý tộc tên Diana Cecil. Các nhà bảo tồn đã khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của bà Cecil trước cuộc triển lãm vào tháng 11.

Đi tìm tác giả kịch bằng AI

Bản thảo gốc của vở kịch "La francesa Laura". Ảnh: REUTERS

Bản thảo gốc của vở kịch "La francesa Laura". Ảnh: REUTERS

Soạn giả của một vở kịch ra đời vào thế kỷ 17 ở Tây Ban Nha vẫn là một bí ẩn trong nhiều thế kỷ cho đến tháng 1 năm nay, khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) xác định đây là tác phẩm cuối sự nghiệp của một trong những tác gia nổi tiếng nhất đất nước, Felix Lope de Vega.

Theo CNN, các nhà nghiên cứu tại Thư viện Quốc gia Tây Ban Nha đã phát hiện điều này khi sử dụng AI để chép lại khoảng 1.300 bản thảo và sách không rõ tác giả, đồng thời đối chiếu chúng với các tác phẩm của các tác giả nổi tiếng.

Ông Lope de Vega (1562-1635) đã viết vở kịch "La francesa Laura" (Laura nước Pháp) vào những năm cuối đời. Vở kịch là câu chuyện về tình yêu, sự ghen tuông và âm mưu đầu độc khi người thừa kế ngai vàng nước Pháp say mê Laura, vợ của một bá tước.

Hình vẽ của nhà vua

Hình vẽ của vua Henry VIII bên lề cuốn sách. CHỤP MÀN HÌNH CNN
Hình vẽ của vua Henry VIII bên lề cuốn sách. CHỤP MÀN HÌNH CNN

Vua Henry VIII của Anh có thể là người đứng sau một trong những vụ ly giáo chấn động nhất lịch sử đạo Cơ Đốc, nhưng ở một khía cạnh khác, ông cũng giống như nhiều người trong chúng ta, đều vẽ nguệch ngoạc bên lề sách. Giáo sư người Canada Micheline White đã bất ngờ phát hiện ra những hình vẽ ở phần lề một cuốn sách cầu nguyện mà vị vua nhà Tudor sở hữu vào cuối đời.

Theo vị giáo sư, cuốn sách này là một món quà dành cho vua Henry, "chứa đựng những lời cầu nguyện" để có được sự thông tuệ cũng để có thể tiêu diệt kẻ thù. Bà lưu ý: "Vào cuối triều đại của mình, chắc chắn ông ấy có rất nhiều điều phải lo lắng".

Người đàn ông bí ẩn trên bìa album nhạc rock

Người đàn ông bí ẩn trên bìa album của Led Zeppelin
Người đàn ông bí ẩn trên bìa album của Led Zeppelin

Người đàn ông vác bó củi trên bìa album không tựa năm 1971 của nhóm nhạc rock Anh quốc Led Zeppelin là ai? Sau nửa thế kỷ, danh tính của ông đã được tiết lộ. Bảo tàng Wiltshire ở tây nam nước Anh hồi tháng 11 cho biết đó là một thợ lợp mái nhà sống cuối thời Victoria, sau khi một nhà nghiên cứu tìm thấy bức ảnh gốc của nhiếp ảnh gia Ernest Howard Farmer.

Bức ảnh được cho là chụp một người đàn ông góa vợ tên là Lot Long hay Longyear, sống ở thị trấn Mere (thuộc hạt Wiltshire) vào thế kỷ 19. Bức ảnh này nằm trong loạt ảnh về cảnh kiến trúc và nông thôn được đề tặng một người họ hàng của nhiếp ảnh gia Farmer. Ca sĩ chính của nhóm nhạc rock, Robert Plant, đã tìm thấy bức ảnh khi đi săn đồ cổ tại một cửa hàng ở hạt Berkshire, miền nam nước Anh.

Bồn cầu quý tộc thời nhà Hán

Bồn cầu được cho là cổ nhất thế giới ở Trung Quốc. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Bồn cầu được cho là cổ nhất thế giới ở Trung Quốc. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Vào tháng 2, các nhà khảo cổ đã công bố thông tin chi tiết về chiếc bồn cầu xả nước có thể là cổ nhất từng được biết đến trên thế giới. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, bệ xí 2.400 năm tuổi và đường ống uốn cong có thể là biểu tượng địa vị của giới quý tộc Trung Hoa thời nhà Hán. Hiện vật được phát hiện vào mùa hè năm ngoái tại phế tích của một cung điện nằm trong khu khảo cổ Dược Dương ở thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Liu Rui, người đã tham gia khai quật, bệ xí này có thể chỉ dành cho một số ít người trong tầng lớp thống trị. Nhà nghiên cứu nói cho biết thiết kế toilet như vậy có thể cần sự hỗ trợ của người hầu để đổ nước vào mỗi lần sử dụng.

Hành lang bí ẩn trong kim tự tháp

Hành lang bí ẩn bên trong Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Ảnh: BỘ CỔ VẬT AI CẬP
Hành lang bí ẩn bên trong Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Ảnh: BỘ CỔ VẬT AI CẬP

Trong vài năm qua, một số bí mật liên quan Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập đã được hé lộ - bao gồm một "khoảng trống" bí ẩn - nhờ dự án Quét Kim tự tháp. Dự án này sử dụng công nghệ tiên tiến để hiểu rõ hơn về sự phức tạp trong kiến trúc của công trình này và các ngóc ngách vẫn còn là bí ẩn. Phát hiện mới nhất là một hành lang dài khoảng 9 mét gần lối vào chính

Theo ông Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, không gian này có thể được xây dựng để phân bổ lại trọng lượng xung quanh lối vào hoặc có thể cho phép tiếp cận một căn phòng chưa được xác định. Một bài báo đăng trên tạp chí khoa học Nature cho biết nghiên cứu sâu hơn về hành lang có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách kim tự tháp được tạo ra.

"Thánh địa" kiểu Stonehenge

Khu khảo cổ ở Tiel, Hà Lan. Ảnh: THÀNH PHỐ TIEL/REUTERS
Khu khảo cổ ở Tiel, Hà Lan. Ảnh: THÀNH PHỐ TIEL/REUTERS

Tại một địa điểm khai quật ở Tiel, Hà Lan, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một "thánh địa" 4.000 năm tuổi mà họ tin rằng được thiết kế để nằm trên một đường thẳng với mặt trời vào các ngày hạ chí, giống như Vòng tròn đá Stonehenge bí ẩn ở Anh, CNN đưa tin.

Theo thông cáo của hội đồng thành phố Tiel hồi tháng 6, địa điểm đồ sộ này có kích thước tương đương ít nhất 3 sân bóng đá. Tại đây, các chuyên gia đã tìm thấy những vật phẩm tế lễ bao gồm xương động vật, những món đồ có giá trị bao gồm một mũi giáo bằng đồng, cũng như các ngôi mộ.

Thông cáo cho biết: "Khu vực này chắc hẳn là một nơi có ý nghĩa quan trọng, nơi mọi người theo dõi những ngày đặc biệt trong năm, thực hiện các nghi lễ và chôn cất người chết".

Vòng cổ trong xác tàu Titanic

Chiếc vòng cổ được phát hiện từ xác tàu Titanic. Ảnh: MAGELLAN
Chiếc vòng cổ được phát hiện từ xác tàu Titanic. Ảnh: MAGELLAN

Trong một dự án nhằm tạo dựng ảnh scan (quét) toàn bộ tàu Titanic, các chuyên gia của công ty điều tra biển sâu Magellan (trụ sở tại Anh) hồi tháng 5 đã phát hiện ra một chiếc vòng cổ đặc biệt. Món trang sức này đã nằm lại ở đáy đại dương hơn 100 năm qua sau khi con tàu chìm ở Đại Tây Dương vào năm 1912.

Theo CNN, hình ảnh từ quá trình quét xác tàu đắm nổi tiếng cho thấy một chiếc vòng cổ bằng vàng có răng của megalodon, một loài cá mập thời tiền sử sống cách đây hơn 23 triệu năm, có tên khoa học là Otodus megalodon. Megalodon di chuyển nhanh hơn bất kỳ loài cá mập nào còn sống ngày nay và có kích thước đủ lớn để ăn thịt một con cá voi sát thủ chỉ sau năm lần cắn.

Ông Richard Parkinson, tổng giám đốc của Magellan, cho biết phát hiện này "thật đáng kinh ngạc, đẹp đẽ và ngoạn mục".

Những đôi dép "cổ nhất" châu Âu

Dép xỏ ngón lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Chụp màn hình CNN

Dép xỏ ngón lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Chụp màn hình CNN

Năm 1857, các thợ mỏ đã phát hiện ra 22 đôi dép bện, được làm chủ yếu từ cỏ, trong một hang động ở Tây Ban Nha. Vào thập niên 1970, các nhà nghiên cứu xác định chúng ra đời cách đây khoảng 5.000 năm, nhờ phương pháp định tuổi bằng carbon. Song phân tích mới, được Đại học Tự chủ Barcelona và Đại học Alcalá ở Tây Ban Nha công bố hồi tháng 9, đã phát hiện tuổi đời của chúng lên đến 6.000 năm và đây là những đôi giày/dép cổ xưa nhất từng được biết đến ở châu Âu.

Theo một tác giả của nghiên cứu, những đôi dép này được bảo quản tốt nhờ điều kiện khô ráo trong hang động ở miền nam Tây Ban Nha. Cùng với nhiều chiếc giỏ và những món đồ khác được phát hiện cùng lúc, những đôi dép bện chứng tỏ "khả năng của các cộng đồng thời tiền sử trong việc làm chủ loại hình thủ công này".

Thanh kiếm 3.000 năm vẫn sáng bóng

Thanh kiếm được cho là có tuổi đời hơn 3.000 năm ở Đức. VĂN PHÒNG BẢO TỒN DI TÍCH BANG BAVARIA
Thanh kiếm được cho là có tuổi đời hơn 3.000 năm ở Đức. VĂN PHÒNG BẢO TỒN DI TÍCH BANG BAVARIA

Hồi tháng 6, các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm làm bằng đồng hơn 3.000 năm tuổi tại một địa điểm mai táng ở miền nam nước Đức và lưỡi kiếm "gần như vẫn sáng bóng".

Thanh kiếm tám cạnh được phát hiện trong cuộc khai quật ở thành phố Noerdlingen thuộc bang Bavaria của Đức, theo một tuyên bố từ Văn phòng Bảo tồn Di tích bang Bavaria. Thanh kiếm được cho là ra đời từ cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên trong thời đại đồ đồng giữa.

"Thanh kiếm và ngôi mộ vẫn cần được kiểm tra để các nhà khảo cổ học của chúng tôi có thể phân loại chính xác hơn phát hiện này", hãng tin AP dẫn lời giáo sư Mathias Pfeil, người đứng đầu Văn phòng Bảo tồn Di tích bang Bavaria.

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.