Y Tư: Nghệ sĩ đa tài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Y Tư-người con dân tộc Bahnar ở làng Roh (xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp. Không chỉ thế, ông còn chế tạo được nhiều loại nhạc cụ dân tộc và nặng lòng với dân ca Bahnar, Jrai.
Chúng tôi đến thăm nghệ sĩ Y Tư đúng lúc ông đang chỉnh âm cho chiếc đàn goong ngay trước thềm nhà. Trong suốt quá trình công tác và cống hiến cho nền nghệ thuật tỉnh nhà, nghệ sĩ Y Tư đã đi nhiều nơi, biểu diễn nhiều loại hình múa. Bên cạnh đó, ông còn có khả năng đặc biệt nữa là tự chế tác ra nhiều loại nhạc cụ như đàn goong, k’ní, t’rưng, chuông gió… hoàn toàn thủ công mà không sử dụng bất kỳ loại máy móc hiện đại nào.
Nghệ sĩ Y Tư biết chơi nhạc cụ dân tộc từ năm 7 tuổi và từ đó từng chiếc đàn bằng tre, nứa, rồi thanh âm trầm bổng, réo rắt cứ nhịp nhàng theo ông đến bây giờ. Dụng cụ chính để ông chế tác chỉ là 1 chiếc rựa và chất liệu là các loại tre, nứa, lồ ô hay những quả bầu khô do tự ông về các thôn, làng để tìm hay đặt mua lại của bà con người dân tộc bản địa.
Khi tìm được nguyên liệu vừa ý, ông thực hiện sơ chế, cắt gọt, phơi khô, xử lý mối mọt… Sau đó, ông mới bắt đầu tiến hành công đoạn chế tác, chỉnh âm cho nhạc cụ. Đây là phần khó nhất trong việc hoàn thiện các loại nhạc cụ sao cho tạo nên thứ âm thanh trong trẻo, chuẩn và hấp dẫn nhất. Khoảng sân nhỏ phía sau nhà là nơi ông đặt các dụng cụ, nguyên vật liệu để chế tác.
Nghệ sĩ Y Tư. Ảnh: Đức Thụy
Nghệ sĩ Y Tư. Ảnh: Đức Thụy
Nghệ sĩ Y Tư chia sẻ: “Để hoàn thiện 1 chiếc đàn goong khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì phải mất gần 2 tuần. Đây là nhạc cụ tôi chế tác thường xuyên nhất bởi ngoài biểu diễn, trưng bày hay thỏa chí đam mê, nếu có khách đặt mua tôi sẽ làm theo yêu cầu, có khi nhận làm cho khách ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Điều đặc biệt nhất của đàn goong là khi âm thanh được tấu lên, người nghe có cảm giác như đang đắm chìm trong không gian thanh âm của cả một dàn chiêng đang trình tấu. Nói cách khác, cây đàn goong được xem như làm nhiệm vụ thay cho cả một dàn chiêng”.
Mỗi khi chạm từng nét đục, khắc trên những thanh lồ ô để căn chỉnh âm thanh được đặt trên thân chiếc đàn goong, nghệ sĩ Y Tư tỉ mỉ, trau chuốt trong từng nét vẽ. Những họa tiết được ông thường xuyên sử dụng là mô phỏng hình ảnh vầng trăng khuyết, khung dệt, quả bầu hay vẽ những họa tiết, hoa văn đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa.
Ông cho biết, ngày trước sợi dây dùng để gảy đàn được tận dụng từ dây điện thoại hay dây xích xe đạp chứ không có dây đàn như ngày nay. Vì vậy, nghệ sĩ phải tận dụng mọi thứ có thể sử dụng được trong cuộc sống để tạo nên những loại nhạc cụ phục vụ trong đời sống sinh hoạt tinh thần cũng như trong các lễ hội thường niên của buôn làng.
Khi nói về tình yêu cùng sự nhiệt huyết của người bạn lớn tuổi, người đồng nghiệp chân thành đối với âm nhạc dân tộc, anh Nguyễn Khắc Phú-Trưởng đoàn nghệ thuật (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) chia sẻ: “Khi còn công tác, anh Y Tư đã là một nghệ sĩ tài năng. Bên cạnh chuyên môn múa, anh dành nhiều thời gian để sưu tầm những bài dân ca cổ, đặc biệt là dân ca Bahnar. Anh còn sáng tác những tác phẩm múa dựa trên những nền tảng của âm nhạc dân gian. Có thể nói, anh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nghệ thuật tỉnh nhà”.
VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".