Xúc tiến xuất khẩu xanh để phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lựa chọn xuất khẩu là 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế, Việt Nam đang nỗ lực xúc tiến chiến lược xuất khẩu xanh, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

xnk.jpg
Ảnh: Internet

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 715,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%.

Điều đó cho thấy mục tiêu 1.000 tỷ USD kim ngạch xuất-nhập khẩu sẽ không còn xa nữa, khi Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia trên thế giới, khi tận dụng lợi thế từ 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục giữ vị thế xứng đáng là 1 trong 3 trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Vì vậy, cùng với đẩy mạnh sản xuất, xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng đủ tiêu chuẩn thích ứng với quy định của các quốc gia nhập khẩu. Trọng tâm là đầu tư cho phát triển bền vững, tập trung thay đổi quy trình công nghệ, chuyển đổi năng lượng, sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, giảm ô nhiễm và chất thải, hạn chế khí thải trong sản xuất.

Đây là điều kiện, đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông-lâm sản nói riêng (thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên) và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung thay đổi cách thức, nhìn nhận đúng hơn, chuẩn hơn về sản xuất kinh doanh. Điều đó cũng chứng minh rằng, phát triển xanh, bền vững là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị xuất khẩu, bảo vệ môi trường.

Đây là bước đi chiến lược để Việt Nam củng cố vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị quốc tế; đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế.

Những chính sách về Thỏa thuận xanh châu Âu, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 đang ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới và Việt Nam.

Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường cũng ngày càng tăng. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm đa dạng sinh học, giảm phát thải… đều được cam kết ở mức độ ràng buộc cao.

Chính phủ đã xây dựng Chương trình tăng trưởng xanh giai đoạn 2030-2045. Theo đó, sẽ liên tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách và cơ chế, khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc tuân thủ những tiêu chuẩn xanh, tiêu chuẩn phát triển bền vững và kiểm soát về tiêu thụ năng lượng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn đến những thay đổi, đặc biệt là những thay đổi lồng ghép vào lĩnh vực thương mại, xuất-nhập khẩu hay liên quan đến những giao dịch với đối tác châu Âu… để có thể đáp ứng được các tiêu chí về xuất-nhập khẩu của bạn hàng.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững, đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Chuẩn bị tốt nguồn hàng xuất khẩu, thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn phát triển bền vững là vấn đề sống còn không chỉ giúp Việt Nam nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.

Chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro bị loại khỏi các thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn tạo cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và tiếp cận các phân khúc khách hàng cao cấp trên thế giới.

Hơn nữa, đây còn là động lực để tạo nên một nền kinh tế hiện đại, bền vững, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, bảo vệ môi trường và nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.