Xuất khẩu sầu riêng: Bao giờ có bộ tiêu chuẩn quốc gia?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc thiếu kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản xuất đang khiến sầu riêng - mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam thời gian qua phải đối mặt với nỗi lo về việc có thể tạm dừng xuất khẩu.

Quy trình sản xuất... ”bát nháo”

Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Nông Văn Cảnh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông Văn Cảnh (huyện Phú Riềng, Bình Phước) cho biết, dù sầu riêng là loại trái cây mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng có một thực tế quá trình sản xuất tại các hợp tác xã hiện rất bát nháo. Ngay cả người trồng sầu riêng lâu năm cũng rơi vào thấp thỏm.

Quy trình sản xuất thiếu tiêu chuẩn khiến sản phẩm có nguy cơ mất cơ hội xuất khẩu

Quy trình sản xuất thiếu tiêu chuẩn khiến sản phẩm có nguy cơ mất cơ hội xuất khẩu

Theo ông Cảnh, HTX của ông có 30 ha sầu riêng, với khoảng 16 hộ, là một trong những vùng trồng đầu tiên được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu. Dù cùng 1 mã vùng trồng, nhưng có người trồng sầu riêng cơm Ri6, người trồng vàng cơm, khổ qua, chuồng bò…Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ, đến quy trình chăm sóc ngay trong một mã vùng trồng cũng “mỗi hộ một kiểu”.

Giám đốc HTX Nông Văn Cảnh cho rằng, việc thiếu tiêu chuẩn, hay chế tài để kiểm soát quy trình sản xuất khiến sầu riêng HTX không thể giữ ổn định về chất lượng. “Có DN muốn đặt mua với số lượng lớn sầu riêng, nhưng yêu cầu chất lượng phải đồng đều, HTX cũng bó tay. Về lâu dài, nếu không giải quyết được vấn đề này chắc chắn sầu riêng khó có thể phát triển bền vững”, ông Cảnh chia sẻ.

Không chỉ HTX của ông Cảnh, tình trạng này đang xảy ra tại nhiều HTX và vùng trồng sầu riêng trên cả nước. Điều này khiến nhiều lô sầu riêng của Việt Nam thời gian qua liên tục bị cảnh báo vi phạm, phải trả về khi sản phẩm không đảm bảo chất lượng như đặt hàng.

Giám đốc Cty LLC cho biết, vừa phải tiêu hủy và bán thanh lý 2,5 tấn sầu riêng đông lạnh do xuất sang thị trường Nhật Bản không đạt yêu cầu. Theo đó, lô sầu riêng đông lạnh DN thu mua của 1 đơn vị Việt Nam do cắt trái non, chỉ số độ ngọt chỉ đạt 14,1% brix (hàm lượng đường hòa tan trong nước), trong khi yêu cầu tối thiểu phải là 26% brix.

"Lô hàng này khiến DN lỗ hơn 300 triệu đồng nhưng thiệt hại, mất mát lớn hơn là uy tín của DN đối với các nhà bán lẻ Nhật Bản khi sản phẩm không đạt chất lượng, phải thu hồi toàn bộ", giám đốc Cty LLC chia sẻ.

Cần xây dựng gấp tiêu chuẩn quốc gia

Theo các DN, sầu riêng Việt Nam đang thua Thái Lan cả về chất và lượng, đồng thời khó xây dựng được thương hiệu do thiếu quy trình sản xuất đồng bộ, thống nhất.

Bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, vừa có chuyến thực tế quy trình trồng sầu riêng tại Thái Lan và rất bất ngờ khi được chứng kiến quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt tại nước này.

Theo đó, nông dân cắt sầu riêng non có thể bị bắt. Còn nếu mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần người chịu trách nhiệm có thể phải ngồi tù. Thái Lan cũng tự nâng cao tiêu chuẩn sầu riêng của mình hơn tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, như tự động đưa tiêu chuẩn chất khô trong trái sầu riêng lên đến 32% (trong khi quy định chỉ chiếm 28-29%). Các DN muốn xuất khẩu sầu riêng phải đạt độ khô 32%, khi đó cơ quan quản lý của Thái Lan mới cho phép DN mở tờ khai để xuất khẩu. Ngược lại, Việt Nam đang thả nổi chất lượng nên mỗi DN làm theo mỗi kiểu.

“Điều này tạo rủi ro rất lớn cho ngành hàng sầu riêng. Bởi khi lô hàng của DN không đạt tiêu chuẩn, Trung Quốc sẽ cảnh báo nhưng nếu vi phạm nhiều lần, ngoài việc thương hiệu và uy tín bị ảnh hưởng, nguy cơ sầu riêng Việt đối mặt với việc bị cấm xuất khẩu rất lớn”, bà Vy nói. Bà cho rằng, Việt Nam cần siết chặt các quy trình sản xuất, cần có luật riêng để bảo vệ ngành hàng tỷ USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, sau nhiều vụ sầu riêng non xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, vào cuối năm ngoái, Bộ NN&PTNT ban hành tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có hướng dẫn quy trình tạm thời kỹ thuật cắt tỉa hoa, quả và thu hoạch sầu riêng. Tuy nhiên, những quy định này chưa thể giải quyết được vấn nạn sầu riêng non và đảm bảo chất lượng.

Theo ông Nguyên, Việt Nam cần có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất để mỗi HTX, vùng trồng cần có sự đồng bộ. “Lúc này vai trò của Nhà nước cần hỗ trợ cho các HTX, ví dụ có chính sách ưu đãi vay vốn mua giống, vật tư nông nghiệp, và liên kết bao tiêu đầu ra để người dân yên tâm sản xuất theo quy trình. Còn để tránh hái sầu riêng non cũng cần có quy định cụ thể, và đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công việc này”, ông Nguyên cho hay.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho rằng, sau khi sầu riêng Việt Nam có nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, mặt hàng này đã mang về 2,2 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, hiệu ứng bùng nổ xuất khẩu đang tạo nên cơn sốt mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch trên diện rộng.

Thứ trưởng Trung thừa nhận, ngoài việc vi phạm các quy định của nghị định thư, hiện sầu riêng Việt đang đối mặt với các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm, tồn dư hóa chất cũng đã được cảnh báo. Tình trạng thiếu liên kết, tranh mua tranh bán dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, đặc biệt là khâu thu hoạch có vấn đề rất lớn. Có tình trạng trái sầu riêng bổ ra không có màu và mùi vị đặc trưng.

Đảm bảo chất lượng sầu riêng xuất khẩu là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay để sầu riêng Việt Nam đứng vững được trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Trung Quốc, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Thái Lan, Malaysia…

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.