Làm gì để nông sản Tây Nguyên tự tin vươn ra thế giới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 30 lô sầu riêng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc không bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn như cơ quan chức năng nước này cảnh báo.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, câu chuyện này như một lời nhắc nhở các nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trong việc chú trọng chất lượng, an toàn để nông sản có thể tự tin bước ra thị trường thế giới.

Cuối tháng 3 vừa rồi, Hải quan Trung Quốc phát đi cảnh báo 30 lô hàng sầu riêng của Việt Nam xuất sang nước này nhiễm kim loại nặng cadimi vượt giới hạn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi kiểm tra mẫu đất, nước tưới, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng... Cục Bảo vệ thực vật khẳng định: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo.

Đó là điều đáng mừng. Vì chí ít chúng ta cũng tự tin với đối tác khả năng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của nông sản xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc.

So với Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia… sầu riêng Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch quanh năm, đặc biệt là sầu riêng trái vụ. Năm 2023, cả nước có khoảng 110.000 ha sầu riêng với sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn (gấp hơn 2 lần cả về diện tích và sản lượng so với 5 năm trước). Một nửa trong số này đã được xuất khẩu, thu về khoảng 2,2 tỷ USD. Năm nay, diện tích tiếp tục tăng lên khoảng 150.000 ha, sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn.

Không chỉ sầu riêng, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và lao động, các tỉnh Tây Nguyên đã đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu của đất nước bằng các loại nông sản hàng hóa chủ lực có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao như: cà phê, hồ tiêu, chanh dây, điều, mắc ca, cao su… cùng các loại dược liệu quý như: sâm Ngọc Linh, nấm linh chi đỏ, đinh lăng, hà thủ ô, đương quy, hoa hòe… đang được phát triển nhanh để hình thành các vùng dược liệu tập trung. Tuy nhiên, kết quả này vẫn được cho là chưa tương xứng với tiềm năng có thể khai thác của khu vực Tây Nguyên. Kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 3,8 tỷ USD năm 2022 và trên 3,7 tỷ USD năm 2023, chiếm gần 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản cả nước. Xuất khẩu nông sản của Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế. Đó là quy mô sản xuất, chế biến còn nhỏ lẻ, thiếu các trung tâm chế biến sâu, dẫn đến giá trị mang lại cho người sản xuất chưa cao. Các sản phẩm nông sản chủ lực chất lượng không đồng đều, do đó còn vấp phải nhiều hàng rào kỹ thuật. Đặc biệt là liên kết còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng.

Vì vậy, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu, để tạo bước chuyển mới mang tính đột phá trong xuất khẩu nông sản, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh liên kết để phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó xác định các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp, khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cần quan tâm tới kết cấu hạ tầng, xúc tiến thương mại chung; có cơ chế hình thành những công ty, tập đoàn chuyên doanh về thương mại đặc biệt để đảm bảo đầu ra các sản phẩm thế mạnh của vùng; thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để điều chỉnh kịp thời sản phẩm xuất khẩu phù hợp với từng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Việc nhiều nước ngày càng quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là tiền đề để dựng lên những hàng rào kỹ thuật, những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe với các sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, để nông sản xuất khẩu thế mạnh của Tây Nguyên ngày càng tự tin đi ra thế giới, thâm nhập các thị trường khó tính thì cần thực hiện tốt chiến lược từ trang trại tới bàn ăn, xây dựng các hệ thống thực phẩm công bằng lành mạnh và thân thiện môi trường, phấn đấu giảm 50% thuốc trừ sâu hóa học, 20% phân bón, 50% thuốc kháng sinh sử dụng trong các mặt hàng nông-lâm-thủy sản như khuyến cáo của EU và các đối tác.

Có thể bạn quan tâm

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.