Xin đừng buông lời ác ý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai đó từng buông lời ác ý, hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh có người thân cần tạng mà không thể tìm nguồn hiến...

 

Một người mẹ từng phải chịu nhiều lời dị nghị vì đã hiến tạng con mình để cứu người - ẢNH: NHẬT LINH
Một người mẹ từng phải chịu nhiều lời dị nghị vì đã hiến tạng con mình để cứu người - ẢNH: NHẬT LINH


Các trường hợp hiến tạng được Báo Thanh Niên phản ảnh trong loạt bài Hiến tạng cứu người đều từ người cho ngưng tim hoặc chết não. Hầu hết các gia đình người hiến đều phải nói lời từ biệt với người thân một cách đột ngột. Vượt qua nỗi đau mất mát, các gia đình đã đồng ý hiến tạng người thân của mình để cứu sống nhiều người khác.

Có những gia đình đồng ý hiến tạng theo tâm nguyện của người thân, cũng có gia đình đã chủ động đến gặp bác sĩ để đề nghị hiến tạng khi biết phải từ biệt thân nhân của mình. Họ đồng ý hiến tạng, với niềm mong mỏi thật bình dị nhưng cũng rất nhân văn là “nghe được giọng nói của người đã nhận tạng”, thấy sự sống được tiếp nối ở những người đang mang một phần cơ thể của người thân mình... Như nhờ cái gật đầu của gia đình và nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, giác mạc của người cho 60 tuổi có thể giúp 2 bệnh nhân trẻ có lại ánh sáng; còn trái tim của người cho chết não tại Vũng Tàu có thể tiếp tục đập trong cơ thể bệnh nhân ở Huế...

Tinh thần “vì mọi người” của các gia đình người hiến tạng thật đáng quý. Nhưng buồn là sau nỗi đau mất người thân, nhiều gia đình đã phải gánh chịu sự thờ ơ, hay thậm chí những lời gièm pha ác ý của chính hàng xóm, sau khi hiến tạng người thân mình. Có nhân vật đã chua chát kể với tôi: “Có người hàng xóm không ngừng buông lời dị nghị. Cứ gặp mình là họ lại hỏi bán tạng người thân được bao nhiêu tiền, dù mình giải thích hết lời...”. Dù vậy, trả lời câu hỏi nếu được lựa chọn lại, nhân vật khẳng định vẫn quyết định hiến tạng người thân “để sự ra đi này là tiếp nối một sự sống khác”...

Quan niệm “chết toàn thây” của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người khó chấp nhận việc hiến tạng người thân sau khi mất. Nhưng ai đó từng buông lời ác ý, hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh có người thân cần tạng mà không thể tìm nguồn hiến vì chính cái quan niệm trên, hẳn khi ấy sẽ thấm thía và chia sẻ với suy nghĩ của thân nhân những người hiến tạng...

Theo NHẬT LINH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.