Xe chở cát phá nát đường dân sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa mưa năm nay, con đường dân sinh phân chia ranh giới thôn Hà Lòng 1 (xã Kdang, huyện Đak Đoa, Gia Lai) và thôn Tân Phú (xã Đak Djrăng, huyện Mang  Yang, Gia Lai) đã bị xuống cấp nghiêm trọng vì hàng ngày phải oằn mình gánh chịu hàng chục xe chở cát trọng tải lớn.
 Mặt đường lầy lội và đọng nước khiến việc đi lại hết sức khó khăn. Ảnh: V.N
Mặt đường lầy lội và đọng nước khiến việc đi lại hết sức khó khăn. Ảnh: V.N
Những ngày qua, người dân thôn Hà Lòng 1 và thôn Tân Phú rất khổ sở vì con đường dân sinh nối từ quốc lộ 19 vào phân chia ranh giới giữa 2 thôn đã bị xuống cấp trầm trọng. Khi mưa xuống, mặt đường xuất hiện nhiều hố nước ngập sâu đến gần 1 m, dài hơn 2 m, rộng hơn 1 m. Các hố nước này choán gần hết mặt đường. Đặc biệt, ở những đoạn đường hẹp, mỗi khi có chiếc ô tô hoặc công nông nào bị sa lầy, các phương tiện khác đều không thể qua lại. Chị N.N.T. (thôn Hà Lòng 1) chia sẻ: Đường bị hư nặng thế này nên mỗi khi chở con ra quốc lộ để học, 2 mẹ con đều bị ngã. Lần nào cũng phải ghé nhà bà con ngoài đó rửa tay chân rồi thay quần áo mới tới lớp được.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân chính khiến đường xuống cấp là do các xe chở cát qua lại. Ông Phạm Thế Ánh (thôn Tân Phú) cho hay, mỗi ngày có khoảng hơn 10 xe Kamaz chở cát từ hướng núi Kon Tơ Ơ đi qua đoạn đường này ra quốc lộ 19. “Từ khi có xe chở cát, đường lầy lội không xe nào đi được. Nhiều xe bị kẹt gầm nằm ở đây phải thuê xe tời kéo ra. Xe chở cát cũng không đi nổi do đường lầy quá thì họ mới đổ 7 xe cát và đá ở những vũng lầy để người dân tự san ra đi tạm. Nhưng đi được mấy bữa rồi đâu lại vào đấy. Chỉ khi nào cấm hẳn xe chở cát thì may ra mới giữ được đường”-ông Ánh nói.    
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Mạnh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng-nói: “Chúng tôi không nghe dân phản ánh gì về việc đường xuống cấp, xe chở cát cũng không có vì trước kia có một điểm khai thác cát ở thôn Linh Nham nhưng đã tạm dừng từ năm 2017. Khu vực này không có xe cát đâu, có khi có xe chở than với củi làm hỏng đường thôi”. Phải đến khi P.V dẫn xuống thực tế tại con đường cách trụ sở UBND xã chỉ gần 1 km và lắng nghe ý kiến của người dân thì ông Điệp mới ngỡ ngàng: “Hóa ra có tình trạng xe chở cát làm hư đường như vậy. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng Công an huyện để kiểm tra ngay”.
Trong khi đó, ông Trương Duy Lộc-Phó Chủ tịch UBND xã Kdang-cho rằng: “Trên địa bàn xã không có điểm khai thác cát, nếu có thì thuộc xã Đak Djrăng. Việc người dân phản ánh đường dân sinh hư hỏng thì xã sẽ tiến hành xác minh và làm việc với xã giáp ranh để tìm ra tiếng nói chung khắc phục cùng dân chứ không thể để tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.