Xây thêm đường lánh nạn và hộ lan nhiều tầng tại đèo Lò Xo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT vừa có cuộc họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các địa phương liên quan tìm giải pháp đảm bảo an toàn trên đèo Lò Xo qua địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, sau khi hàng loạt vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên tục xảy ra tại đây.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Báo cáo của Tổng cục ĐBVN cho biết, đèo Lò Xo (thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh) có hướng tuyến quanh co, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bên núi cao, bên vực sâu.
Từ khi đưa vào khai thác năm 2004 đến nay, đèo Lò Xo đã xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng. Tính từ tháng 1-2005 đến tháng 6-2018, trên đoạn tuyến này đã xảy ra 192 vụ TNGT, làm chết 65 người, bị thương 333 người.
Theo Tổng cục ĐBVN, 83% số vụ tai nạn trên đèo Lò Xo tập trung ở 4 đoạn có dốc dọc lớn liên tục Km1408+800 - Km1411+300; Km1418+250 - Km1420+250; Km1421+900 - Km1424+400; Km1427+500 - Km1432, tập trung chủ yếu vào các phương tiện xe tải, xe khách và container. Tất cả các vụ tai nạn từ nghiêm trọng trở lên đều có dấu hiệu mất phanh hoặc sự cố liên quan đến phanh, 73% vụ tai nạn từ nghiêm trọng trở lên xảy ra với lái xe đường dài, lái xe thiếu kinh nghiệm khi đổ đèo. Hầu hết tai nạn xảy ra theo chiều xuống dốc, thường là xe lao xuống vực.
Ngoài các nguyên nhân như tình trạng mặt đường, điều kiện thời tiết, kỹ thuật phương tiện… nguyên nhân chính là yếu tố tốc độ xe khi đổ đèo và ảnh hưởng của dốc dọc lớn và dài.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục ĐBVN rà soát lại hồ sơ thiết kế, cải tạo, mở rộng các điểm đường cong tại những nơi điều kiện cho phép, đảm bảo mặt bằng cho lái xe xử lý tình huống, nghiên cứu bố trí và xây dựng thêm các đường lánh nạn, hốc lánh nạn. Bên cạnh đó, bố trí hộ lan 2, 3 tầng tại các điểm nguy hiểm thường xảy ra TNGT, tính toán độ sâu của cọc hộ lan, cọc giảm chấn đảm bảo độ cứng vững khi xảy ra tai nạn.
Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu Tổng cục ĐBVN phối hợp với địa phương xây dựng, hình thành các trạm dừng nghỉ, khuyến cáo lái xe dừng nghỉ, kiểm tra kỹ thuật phương tiện cũng như tìm hiểu thông tin tuyến đường trước khi qua đèo.
Bích Quyên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Khắp nơi tràn ngập rác thải. Ảnh: H.P

Gia Lai: Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

(GLO)- Hai tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai) lúc mới khánh thành rất sạch đẹp, người dân hay ra hóng mát. Giờ đây, hình ảnh đó đang bị thay thế bởi những đống rác thải, xà bần ngổn ngang tràn ra mặt đường.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null